Bất động sản

Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý trên 385 tỷ đồng

Con số trên được công bố tại hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của ngành xây dựng vừa được Bộ Xây dựng tổ chức.

Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý trên 385 tỷ đồng

Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý trên 385 tỷ đồng

Thanh tra Bộ Xây dựng đã tham gia ý kiến với Thanh tra Chính phủ về Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã triển khai tổ chức họp lấy ý kiến của 15 thanh tra sở xây dựng tại các tỉnh miền Bắc; tổng hợp và có Văn bản số 880 gửi Thanh tra Chính phủ về đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi); tập trung nghiên cứu xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng (đã trình Chính phủ ban hành trong tháng 12/2021; tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 15/9/2021 về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư…

Thanh tra Bộ đã triển khai 8 đoàn theo kế hoạch và đột xuất; cử cán bộ tham gia 4 đoàn thanh tra, rà soát giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ thành lập.

Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 24 kết luận thanh tra; kiến nghị, yêu cầu xử lý về kinh tế 385,2 tỷ đồng. Qua thanh tra đã tổng hợp, bổ sung mới 23 hành vi vi phạm, đề xuất tăng mức xử phạt 300 triệu đồng/hành vi vi phạm trong công tác quản lý kinh phí bảo trì chung cư vào nghị định thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Cụ thể, ban hành 6 kết luận thanh tra trong công quản lý Nhà nước về xây dựng và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, thanh tra hành chính và kết luận nội dung tố cáo. Các kết luận yêu cầu xử lý về kinh tế số tiền 40,25 tỷ đồng; ban hành 7 quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 602,5 triệu đồng.

Tiếp tục thanh tra công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư. 

18 kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, kết luận đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang ngay trong vòng 10 ngày cho ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì là hơn 344,96 tỷ đồng. Buộc chủ đầu tư trả lại trong thời hạn 20 ngày với diện tích 2.080m2 lấn chiếm phần sở hữu, sử dụng chung về cho cư dân (tương đương số tiền khoảng 62,4 tỷ đồng).

Năm 2021, lãnh đạo Bộ và bộ phận tiếp dân của Thanh tra Bộ thực hiện tiếp 81 lượt công dân; tiếp nhận và xử lý 507 lượt đơn, tiếp nhận và giải quyết 5 vụ việc khiếu nại, 2 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền (đang trong quá trình giải quyết), còn lại là các đơn thư (vụ việc) đã có quyết định giải quyết, đơn thư trùng lặp, đơn không hợp lệ.

Về công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ Xây dựng đã kịp thời ban hành chương trình hành động, kế hoạch của ngành Xây dựng để triển khai các chương trình của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng; phòng chống khủng bố; thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ; kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2021 tại một số đơn vị trực thuộc Bộ; kế hoạch cải cách thủ tục hành chính năm 2021; xây dựng các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.

Tổ chức 168 lớp tập huấn/11.031 lượt học viên, phổ biến giáo dục pháp luật kết hợp bồi dưỡng nghiệp vụ về các nội dung quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ.

100% các đơn vị trực thuộc Bộ đã hoàn thành việc kê khai, công khai tài sản thu nhập lần đầu của người có chức vụ, quyền hạn theo Quyết định số 489/QĐ-BXD ngày 5/5/2021.

Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021, Bộ Xây dựng đã rà soát, tổng hợp số liệu cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2021 với tổng kinh phí là 6,928 tỷ đồng. Số tiền này đã gửi và được Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về kế hoạch thanh tra năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, đơn vị sẽ tổ chức 2 cuộc thanh tra hành chính về công tác quản lý tài chính, phòng, chống tham nhũng và thực hiện các nhiệm vụ do Bộ trưởng giao tại Văn phòng Bộ và Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng ngành Xây dựng phía Nam.

Đối với việc thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thực hiện 2 cuộc thanh tra công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án do bộ (ngành), tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư tại Ban Quản lý dự án Thăng Long - Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV).

3 cuộc thanh tra về công tác quản lý Nhà nước ngành Xây dựng trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy hoạch; hoạt động đầu tư xây dựng; hoạt động kinh doanh bất động sản tại các tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang và Hậu Giang.

Công tác thanh tra chuyên đề diện rộng, theo kế hoạch, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.

Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ làm việc với UBND một số tỉnh, thành phố về việc thực hiện quyết định của Bộ Xây dựng về giải quyết khiếu nại về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991 (dự kiến từ 2-4 đoàn).

Thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra (nếu cần).

Xem thêm: Đại sứ quán Trung Quốc nói gì về thông tin ngừng nhập khẩu dịp tết Nguyên đán?

Tin mới lên