Học thuật

Quyền tối thượng của người tiêu dùng là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Quyền tối thượng của người tiêu dùng (consumer sovereignty) là gì?

Quyền tối thượng của người tiêu dùng là gì?

Quyền tối thượng của người tiêu dùng (consumer sovereignty) trong ngôn ngữ thông dụng, chúng ta thường nói khách hàng là thượng đế. Khái niệm này hàm ý người tiêu dùng là người phán quyết cuối cùng và chính xác nhất về phúc lợi kinh tế của chính họ.

Quyền tối thượng của người tiêu dùng là gì?

Quyền tối thượng của người tiêu dùng (consumer sovereignty) trong ngôn ngữ thông dụng, chúng ta thường nói khách hàng là thượng đế. Khái niệm này hàm ý người tiêu dùng là người phán quyết cuối cùng và chính xác nhất về phúc lợi kinh tế của chính họ. Giả đinh này là cơ sở cho lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và nhờ có nó mà nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế phúc lợi có thể đưa ra trạng thái tối ưu, ví dụ tối ưu Perato.

Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị một số người phê phán. Chẳng hạn theo J.G.Galbraith, chính phủ nên cung cấp hàng hóa khuyến dụng, vì quảng cáo chỉ làm biến dạng sở thích của người tiêu dùng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Quyền tối thượng của người tiêu dùng (consumer sovereignty) là quyền hạn của người tiêu dùng để xác định cho người sản xuất phải sản xuất cái gì vì họ là những khách mua có quyền tối hậu về hàng hoá và dịch vụ.

Nói chung, nếu người tiêu dùng đòi hỏi nhiều hàng hoá hơn thì lúc đó, nhiều hàng hoá đó sẽ được sản xuất. Điều này ám chỉ rằng các nhà sản xuất là những “đại lý thụ động” trong hệ thống giá, đơn giản là để đáp ứng cái gì người tiêu dùng muốn.

Tuy nhiên, trong một số thị trường nào đó, đặc biệt là thị trường độc quyền và cạnh tranh, người sản xuất lại có quyền ngược lại đối với người tiêu dùng, nghĩa là chính họ mới là người quyết định lĩnh vực chọn lựa mở ra cho người tiêu dùng.

 

Tin mới lên