Tài chính quốc tế

'Phác họa' bức tranh kinh tế Cộng hòa Síp

(VNF) - Cộng hòa Síp (Cyprus) hay còn gọi là đảo Síp là một đảo quốc thuộc vùng Địa Trung Hải có vị trí trung tâm giữa 3 châu lục: Á, Âu, Phi. Trong những năm gần đây, đảo Síp được nhiều trang mạng về định cư nước ngoài quảng cáo là địa điểm lý tưởng để sinh sống và định cư.

'Phác họa' bức tranh kinh tế Cộng hòa Síp

Sân bay Larnaca trên đảo Síp.

Cộng hòa Síp là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2004. Đến năm 2008, Síp tham gia khối Eurozone (khu vực đồng tiền chung châu Âu).

Được các trang mạng về định cư nước ngoài quảng cáo là địa điểm du lịch nổi tiếng tại vùng Địa Trung Hải, đảo Síp tọa lạc trên con đường tơ lụa nổi tiếng nối liên giữa châu Á và châu Âu trước đây với diện tích sấp xỉ 10.000 km2 (gấp 5 lần Singapore) cùng 1,1 triệu dân số, trong đó 20% là người nước ngoài.

Cộng hoà Síp là một hòn đảo nằm ở phía đông Địa Trung Hải

Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do, chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch và khách sạn. Trước đây, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất tại đây, thu hút 1/3 lực lượng lao động, lượng nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp.

Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch và dịch vụ đã dần chiếm vị trí quan trọng hơn khi đóng góp đến 78% vào GDP của Síp và thu hút hơn 70% lực lượng lao động.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World bank), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 của Cộng hòa Síp là 24,56 tỷ USD; GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) năm 2019 của Síp là 41.254 USD. 

Theo số liệu tại trang web chính thức của EU thì ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Síp là thương mại bán buôn, bán lẻ, vận tải, dịch vụ lưu trú và ăn uống (25,3%).

Trong đó, vận tải là một trong những ngành mũi nhọn của Síp. Được biết, thành phố lớn thứ hai của Síp – Limassol có cảng biển lớn với lượng tàu thuyền đi lại tại đây nhiều thứ 2 châu Âu và thuộc top 10 tên toàn cầu.

Ngành mũi nhọn thứ hai của Síp là du lịch. Mặc dù dân số của Sip chỉ khoảng 1,1 triệu người nhưng mỗi năm hòn đảo này đón khoảng 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Điều đó tương đương với việc cứ 1 người dân tại đây sẽ tiếp đón 4 khách du lịch.

Theo số liệu Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố năm 2018, một số chỉ tiêu của đảo Síp có thể kể đến như tăng trưởng GDP đạt 1,6%; lạm phát (-) 1,5%; tỷ lệ thất nghiệp 15,6%; nợ công 108%.

Về thương mại, kim ngạch xuất khẩu của đảo Síp đạt 1.916 tỷ USD; trong đó những quốc gia mà Síp xuất khẩu chủ yếu là Hy Lạp (17,6%), Anh (14,6%), Đức (10,5%) (số liệu Bộ Ngoại giao công bố năm 2018). Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoai tây, dược phẩm, xi măng, may mặc.

Kim ngạch nhập khẩu của Síp đạt 6.827 tỷ USD. Trong đó, hàng nhập khẩu chủ yếu đến từ Hy Lạp (23%), Ý (7,1%), Anh (8,4%), Israel (13,7%), Trung Quốc (4,3%) và Hà Lan (6,2%) (số liệu Bộ Ngoai giao công bố năm 2018). Các mặt hàng nhập khẩu chính là hàng tiêu dùng, dầu khí và dầu nhờn, máy móc, thiết bị vận tải.

Về quan hệ chính trị, Việt Nam công nhận Cộng hòa Síp năm 1960 ngay khi Síp tuyên bố độc lập. Ngày 1/12/1975, Việt Nam và Síp thiết lập quan hệ ngoại giao.

Các đoàn Việt Nam thăm Síp có Đại diện Chính phủ Việt Nam là Đại sứ Võ Anh Tuấn dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày độc lập Síp (1990); Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Vương Thừa Phong (11/2010); Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (11/2014); Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (9/2015).

Về phía Síp có Đặc phái viên của Tổng thống Síp thăm Việt Nam (1/1995).

Việt Nam và Síp đã ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (9/2015).

Về quan hệ kinh tế với việt Nam, năm 2015, kim ngạch của Việt Nam và Síp đạt 58,7 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Síp 33,4 triệu USD chủ yếu là thủy sản, sản phẩm gỗ, giày dép, hạt điều, sản phẩm may mặc,… Các mặt hàng nhập khẩu từ Síp chủ yếu là tân dược, nông sản, trang thiết bị với tổng giá trị nhập khẩu là 25,2 triệu USD.

Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố năm 2018 thì vốn FDI đăng ký của Síp vào Việt Nam ước tính khoảng 960 triệu USD với 13 dự án.

Tính đến năm 2018, Việt Nam có khoảng 12.000 lao động đang làm việc tại Síp.

Mới đây, hãng tin Al Jazeera (hãng tin nhà nước của Qatar) tung ra một tài liệu mật cho thấy chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp cho phép các chính trị gia “dễ tham nhũng” mua hộ chiếu châu Âu. Đại biểu Quốc hội của TP. HCM là ông Phạm Phú Quốc bị Al Jazeera cáo buộc có tên trong danh sách này.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, một tư vấn viên môi giới nhập cư châu Âu đã khẳng định cần tối thiếu 50 tỷ đồng nếu muốn nhập tịch Cộng hòa Síp.

Tin mới lên