Ngân hàng

Covid-19: Xử nghiêm các trường hợp chậm xử lý, cố tình gây khó khi triển khai gỡ khó cho khách hàng vay vốn

(VNF) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cấp dưới có biện pháp xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp không chấp hành chủ trương, chậm xử lý, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Covid-19: Xử nghiêm các trường hợp chậm xử lý, cố tình gây khó khi triển khai gỡ khó cho khách hàng vay vốn

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xử nghiêm các trường hợp chậm xử lý, cố tình gây khó khi triển khai gỡ khó cho khách hàng vay vốn

Theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng chông và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 vừa được ban hành, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh toàn ngành Ngân hàng phải tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” với quyết tâm và sự đồng bộ thống nhất để triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch và khắc phục khó khăn do tác động của địch bệnh đối với nền kinh tế.

Đối với các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc yêu cầu thường xuyên nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế; bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để cập nhật, điều chỉnh các kịch bản điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp.

Đồng thời chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, khối lượng, lãi suất hợp lý và chuẩn bị các phương cần hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt, cung ứng vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Thống đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng (TCTD) để thực hiện các chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu dưới các hình thái tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định.

Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến thị trưởng, điều hành tỷ giả trung tâm linh hoạt, phù hợp, tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chỉnh sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ. Sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng nhắc cấp dưới điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, giám sát chặt chẽ việc thực thi giảm lãi suất của TCTD theo chỉ đạo của NHNN và chủ trương của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho sinh xuất kinh doanh.

Cùng với đó, chỉ đạo các TCTD tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, khu vực sản xuất kinh doanh, thường xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến và tác động của dịch bệnh đối với khả năng tăng trưởng tín dụng toàn ngành để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với các TCTD nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tiếp tục vay mới khôi phục sản xuất; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước được chỉ đạo phải trực tiếp làm việc với Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các TCTD để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi các khoản vay cũ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và cho vay mới với lãi suất ưu đãi; thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của các TCTD.

Đặc biệt, tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc triển khaỉ thực hiện của các TCTD giám sát việc thực hiện Thông tư 01/2010/TT-NHNN, các quy định về miễn giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử; kịp thời sửa đổi bổ sung quy định, cơ chế chính sách, tháo gỡ vướng mắc phát sinh.

Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan tham gia xây dựng và tổ chức triển khai các phương án sử dụng công cụ chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp để hỗ trợ khắc phục dịch bệnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đáng chú ý, Thống đốc yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính hoàn tất thủ tục trình cấp có thẩm quyền xử lý việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ vốn Nhà nước.

Ngoài ra, rà soát, xây dựng các quy định áp dụng công nghệ nhằm giảm thiểu giao địch trực tiếp trong cung ứng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Khẩn trương phối hợp các Bộ, ngành họàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money), Chỉ thị về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Thống đốc chỉ đạo các cơ quan này tăng cường vai trò cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các giải pháp phòng chống, khắc phục khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch của các TCTD trên địa bàn theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, của UBND các địa phương.

Thường xuyên đôn đốc việc triển khai của các TCTD trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng gặp khó khăn do dịch của TCTD và chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN về kết quả thực hiện.

Nhất là có biện pháp xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp không chấp hành chủ trương, chậm xử lý, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN. Đồng thời giám sát, theo dõi xử lý những trường hợp lợi dụng chính sách để làm sai lệch chủ trương hỗ trợ khắc phục địch.

Thêm vào đó, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan nắm bắt mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến các ngành kinh tế và ngành ngân hàng trên địa bàn, tham mưu cho UBND các tỉnh thành phố triển khai có hiệu quả công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, các lĩnh vực sản xuất lưu thông hàng hóa thiết yếu, các lĩnh vực ưu tiên.

Tin mới lên