Diễn đàn VNF

Khai thác bể than sông Hồng: ‘Chúng ta đã quá chậm và tụt hậu quá nhiều’

(VNF) - Đó là nhận định của chuyên gia độc lập Nguyễn Thành Sơn về lộ trình khai thác bể than sông Hồng được nêu ra trong điều chỉnh Quy hoạch ngành than của Bộ Công thương.

Khai thác bể than sông Hồng: ‘Chúng ta đã quá chậm và tụt hậu quá nhiều’

TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng Việt Nam đã quá chậm trong việc khai thác bể than sông Hồng

Bộ Công thương vừa công bố báo cáo điều chỉnh Quy hoạch ngành than đến năm 2020, có xét đến triển vọng 2030, trong đó, nêu lên lộ trình khai thác bể than sông Hồng.

Cụ thể, trước năm 2020, hoàn thành công tác thăm dò than khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II (Tiền Hải, Thái Bình) để phục vụ lập và thực hiện dự án thử nghiệm.

Từ năm 2021-2030, sẽ được thực hiện dự án thử nghiệm, làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển mở rộng với quy mô công nghiệp, phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm khoảng 0,5-1 triệu tấn vào năm 2030.

Để hiểu rõ hơn về chủ trương và hiệu quả trong khai thác bể than sông Hồng, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với chuyên gia độc lập Nguyễn Thành Sơn về vấn đề này.

- Ông có đánh giá như thế nào về lộ trình khai thác bể than sông Hồng được đưa ra trong bản điều chỉnh Quy hoạch của Bộ Công thương?

Ông Nguyên Thành Sơn: Phải nói rằng chúng ta đã quá chậm và tụt hậu quá nhiều trong việc phát triển bền vững bể than đồng bằng sông Hồng.

Cách đây 13 năm (2003), Phó Thủ tướng Trần Đức Lương đã duyệt chỉ tiêu và mục tiêu quy hoạch đối với bể than sông Hồng còn cao hơn bây giờ.

Việc phát triển bể than sông Hồng đáng lẽ ra đã phải kết thúc giai đoạn thử nghiệm công nghệ để chuyển sang giai đoạn phát triển, chứ không phải đặt mục tiêu thử nghiệm xong trước năm 2020 như hiện tại.

- Theo ông, việc khai thác bể than sông Hồng sẽ tác động như thế nào đến ngành than Việt Nam?

Nếu thử nghiệm công nghệ thành công, ít ra Việt Nam sẽ có được một bể than mới với trữ lượng than nhiều hơn và chất lượng than tốt hơn để thay thế bể than Quảng Ninh đang ngày càng cạn kiệt.

Trọng tâm của ngành than sẽ được chuyển từ Quảng Ninh về Hưng Yên và Thái Bình. Ngành công nghiệp than sẽ chuyển đổi mạnh mẽ từ "khai thác" than bằng công nghệ "vật lý" sang "chế biến" than bằng công nghệ "hóa học" (hóa than) là chủ yếu.

Đặc biệt, nếu dựa án "khí hóa than ngầm dưới lòng đất" (Underground Coal Gasification- UCG) được thử nghiệm thành công sẽ "cứu" được dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc nổ (nitrat amon) của TKV (đang bị thua lỗ nặng tại Thái Bình sau khi đi vào sản xuất).

- Có ý kiến cho rằng, nếu thử nghiệm thành công, Việt Nam sẽ có thể khai thác than thêm vài trăm năm nữa?

Nếu công nghệ UCG nói trên được thử nghiệm thành công thì đúng như vậy.

- So với Quy hoạch 60, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành than đã được giảm đi 421.970 tỷ đồng. Cùng với đó, sản lượng khai thác dự kiến vào năm 2030 cũng được giảm xuống chỉ còn 57 tấn. Ông có nhận xét gì về sự thay đổi này?

Tổng nhu cầu về vốn đầu tư trong Quy hoạch 403 điều chỉnh mới (3/2016) đã giảm so với Quy hoạch 60 (1/2012) là hợp lý. Vì, so với Quy hoạch 60, mục tiêu của Quy hoạch 403 đã giảm, tiến độ các dự án đã giãn ra nhiều, và đặc biệt, tích lũy cho đầu tư của TKV đã không còn như dự tính trước đây.

Tin mới lên