Xét xử ông Vũ Huy Hoàng và đồng phạm: Hoãn phiên tòa do vắng mặt 3 bị cáo

Kim Anh - 07/01/2021 11:33 (GMT+7)

Bị cáo Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí."

VNF
Bị cáo Vũ Huy Hoàng đến tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 7/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và TP. HCM.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm, liên quan đến dự án "Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê" trên khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM).

Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (được biệt phái về Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội) và một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Cùng ra Tòa với cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (sinh năm 1953) còn có 9 đồng phạm, gồm: Phan Chí Dũng (sinh năm 1957, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương); Nguyễn Hữu Tín (sinh năm 1957, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM); Lâm Nguyên Khôi (sinh năm 1955, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM); Đào Anh Kiệt (sinh năm 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM); Lê Văn Thanh (sinh năm 1962, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP. HCM); Lê Quang Minh (sinh năm 1957, nguyên Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM); Nguyễn Thanh Chương (sinh năm 1974, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP. HCM); Trương Văn Út (sinh năm 1970, nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM); Nguyễn Lan Châu (sinh năm 1975, nguyên chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM).

Trong đó, bị cáo Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo quy định tại Điều 219, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tám bị cáo còn lại bị Viện Kiểm sát truy tố về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" theo quy định tại Điều 229, khoản 3, điểm b - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại phiên tòa, vắng mặt 3 bị cáo là Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thanh Chương, Lê Văn Thanh. Ngoài ra, đại diện Giám định viên Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều người liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt. Có mặt 20 trên tổng số 21 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo.

Trước sự vắng của 3 bị cáo nêu trên và nhiều người tham gia tố tụng khác, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa và một số luật sư bào chữa đã đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử cho rằng việc vắng mặt 3 bị cáo có tên nêu trên là không có lý do chính đáng; nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, giám định viên… vắng mặt không có lý do.

Căn cứ theo quy định tại Điều 290, Điều 292 - Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát, của một số luật sư tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy rằng sự vắng mặt này sẽ ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án nên đã quyết định hoãn phiên tòa và sẽ mở lại vào thời gian tới.

Đồng thời, Hội đồng xét xử cũng yêu cầu cơ quan tố tụng có liên quan tiếp tục trích xuất và tống đạt các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt đầy đủ trong phiên tòa được mở lại.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (viết tắt là Sabeco, thuộc Bộ Công Thương quản lý) được giao khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) có tổng diện tích 6.080m2 dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền thuê đất hằng năm.

Quá trình thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Sabeco, Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa (nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương) và Phan Chí Dũng đã chỉ đạo các cán bộ cấp dưới thuộc Bộ Công Thương và Sabeco thực hiện các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất trên và tiền của Sabeco để thành lập Công ty liên doanh Sabeco Pearl cùng với các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thực hiện dự án "Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê" ở khu đất này.

Sau khi Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý đầu tư dự án cho liên doanh Sabeco Pearl và đề nghị được Ủy ban Nhân dân TP. HCM chấp thuận bổ sung chức năng officetel (mô hình kết hợp văn phòng cho thuê với khách sạn) và căn hộ cho dự án, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco trong dự án này cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh.

Từ đó, hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng có giá trị hơn 3.816 tỷ đồng là tài sản của Nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát, thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền hơn 2.713 tỷ đồng.

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát xác định, mặc dù không đúng đối tượng cho thuê đất chỉ định, nhưng bị cáo Nguyễn Hữu Tín cùng với các bị cáo khác là cán bộ, lãnh đạo tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP. HCM đã vi phạm các quy định về quản lý đất đai, giao cho Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, được nộp tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính và thuê đất không đúng đối tượng, không thông qua đấu giá, trái quy định của pháp luật đối với khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Do bị can Hồ Thị Kim Thoa đã bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra các Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can và quyết định truy nã đối với bị can Hồ Thị Kim Thoa. Khi nào bắt được, Cơ quan công an xem xét, xử lý sau.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Điểm thú vị ở chuyên đề "Bàn tròn AI" là ghi nhận nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa bạn đọc Việt Nam dễ dàng tới gần hơn với AI, hiểu hơn về AI và từ đó, dần sống chung với AI.

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Thay tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh như mọi năm, năm nay, Gilimex lựa chọn tổ chức ĐHĐCĐ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng cổ đông không đủ để tiến hàng đại hội.

Sau mùa ĐHCD, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

Sau mùa ĐHCD, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

(VNF) - Năm nay, cổ đông nhiều nhà băng vui hơn khi được chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt xông xênh hơn so với những năm trước. Tuy vậy, nhiều người băn khoăn nên nhận cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu sẽ có lợi hơn?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

(VNF) - Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này khó khả thi và không có tác động lên thị trường vàng. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao lại hạn chế quyền mua của người dân?.

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

(VNF) - Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 (trụ sở đóng tại Hà Nội) là nhà thầu thi công Gói thầu số 12: Xây lắp đường dây từ VT27 đến VT32 thuộc dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có tổng kinh phí thực hiện gói thầu 109.5 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư.

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

(VNF) - Trong diễn biến đáng lo ngại mới nhất liên quan tới hãng sản xuất máy bay Boeing, công ty đã thừa nhận hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra máy bay 787 Dreamliner của mình đã bị làm sai lệch. Boeing đã tiết lộ điều này một cách công khai sau khi có tin tức về một cuộc điều của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

(VNF) - Theo SSI, lợi nhuận của HT1 có thể đã chạm đáy trong quý I vừa qua và sẽ bắt đầu phục hồi trong quý II. Sản lượng tiêu thụ của công ty đang có dấu hiệu phục hồi trong tháng 4 và tháng 5.

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

(VNF) - Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra công tác bán vé do giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân.

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng, sổ đỏ).

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.