Vừa mạnh tay đầu tư vào Việt Nam, Foxconn quyết định rút khỏi dự án tỷ đô ở Ấn Độ

Mai Lý - 11/07/2023 14:21 (GMT+7)

(VNF) - Liên doanh trị giá 19,5 tỷ USD giữa Foxconn và Vedanta chính thức tan rã. Quyết định này giáng một đòn vào tham vọng trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn của Ấn Độ.

VNF

Reuters đưa tin hãng điện tử Đài Loan Foxconn đã quyết định rút lui khỏi liên doanh sản xuất chất bán dẫn trị giá 19,5 tỷ USD với tập đoàn đa ngành Vedanta của Ấn Độ. Trong thông báo của mình, Foxconn không nói rõ lý do dẫn đến quyết định này.

Dù Foxconn đã rút lui khỏi liên doanh như tập đoàn Vedanta tuyên bố vẫn sẽ duy trì cam kết đầy đủ với dự án sản xuất chất bán dẫn này. Ngoài ra, tập đoàn đa ngành của Ấn Độ cho hay họ đã “bật đèn xanh” cho các đối tác khác để thiết lập xưởng đúc chip đầu tiên của Ấn Độ. Trong một tuyên bố, Vedanta khẳng định đang nỗ lực gấp đôi để hoàn thành tham vọng về chip và chất bán dẫn của chính phủ Ấn Độ.

Vào năm ngoái, hãng điện tử Foxconn đã ký thỏa thuận hợp tác với Vedanta nhằm thiết lập một nhà máy sản xuất sản phẩm màn hình và chất bán dẫn tại bang miền Tây Gujarat – quê hương của Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi.

Thỏa thuận giữa Foxconn và Vedanta được ký vào hồi năm ngoái

Theo Reuters, quyết định rút khỏi liên doanh của Foxconn một phần là do những lo ngại về sự chậm trễ phê duyệt ưu đãi của chính phủ Ấn Độ.

Chế tạo chip và chất bán dẫn được xem là “kỷ nguyên mới” của ngành sản xuất điện tử Ấn Độ. Đây cũng là một trong những ưu tiên kinh tế hàng đầu của chính phủ Ấn Độ và Thủ tướng Modi. Tuy nhiên, động thái mới nhất của Foxconn chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chip ở Ấn Độ.

Neil Shah, Phó chủ tịch nghiên cứu tại Counterpoint cho hay thỏa thuận giữa Foxconn và Vedanta thất bại chắc chắn sẽ là một trở ngại đối với nỗ lực “Make in India”. Ông cũng nói thêm sự rút lui của Foxconn sẽ tạo ra cái nhìn không tốt về Vedanta và khiến các công ty khác phải nghi ngờ.

Ấn Độ tham vọng sẽ phát triển ngành sản xuất chip và chất bán dẫn

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công nghệ và thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar khẳng định quyết định của Foxconn không ảnh hưởng đến các kế hoạch của Ấn Độ và cả Foxconn lẫn Vedanta. Ngoài ra, “chính phủ không phải là người tìm hiểu lý do tại sao hai công ty tư nhân chọn hợp tác hay không hợp tác”, ông nói.

Chính phủ Ấn Độ cho biết họ vẫn tự tin thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chip và kỳ vọng thị trường chất bán dẫn của mình sẽ có trị giá 63 tỷ USD vào năm 2026.

Ở một diễn biến khác, Foxconn mới đây đã quyết định đầu tư 246 triệu USD vào 2 dự án tại Việt Nam, nâng tổng mức đầu tư của công ty vào Việt Nam lên mức 3 tỷ USD. Hai dự án này bao gồm nhà máy sản xuất bộ sạc, linh kiện EV và nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông.

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.