Vũ khí có thể giúp ông Trump ép công ty Mỹ rời Trung Quốc

Vũ Hoàng - 24/08/2019 12:57 (GMT+7)

Để thúc ép các công ty Mỹ tìm "phương án thay thế Trung Quốc", Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ có công cụ duy nhất là tăng thuế.

VNF
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vài giờ sau khi Trung Quốc hôm qua thông báo sẽ áp thuế 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ 1/9 và 15/12, Tổng thống Donald Trump yêu cầu các công ty Mỹ "tìm phương án thay thế Trung Quốc, trong đó có đưa công ty về quê hương và sản xuất tại Mỹ".

Quan ngại của Trump về lợi ích các công ty Mỹ mang lại cho Trung Quốc là có cơ sở. Theo thống kê của viện nghiên cứu Rhodium Group, các công ty Mỹ đầu tư tổng cộng 256 tỷ USD vào Trung Quốc từ năm 1990 đến 2017, gần gấp đôi so với tổng vốn đầu tư 140 tỷ USD của các công ty Trung Quốc vào Mỹ.

Tuy nhiên, Trump sẽ gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục các công ty Mỹ chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc, bởi động thái này sẽ tốn rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, không ít công ty Mỹ, chẳng hạn các công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, dịch vụ và bán lẻ chắc chắn sẽ khước từ áp lực buộc họ rời khỏi một thị trường không những lớn mà còn đang phát triển nhanh chóng như Trung Quốc.

Để buộc các công ty Mỹ làm theo yêu cầu của mình, Tổng thống Trump nắm trong tay một số công cụ hành pháp vốn không cần xin sự phê chuẩn từ quốc hội. Điều đầu tiên mà ông có thể làm là tiếp tục tăng thuế nhằm bóp nghẹt lợi nhuận của các công ty đến khi họ cảm thấy hoạt động ở Trung Quốc không còn giá trị.

Trump hôm 23/8 tuyên bố sẽ nâng thuế lên 30% với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/10, 300 tỷ USD hàng hóa còn lại, vốn được lên kế hoạch bị đánh thuế từ ngày 1/9 ở mức 10%, giờ sẽ bị đánh thuế ở mức 15%.

Hàng rào thuế quan ngày càng cao mà Trump dựng lên không chỉ khiến việc mua linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn, mà còn gây ảnh hưởng tới những công ty Mỹ sản xuất hàng hóa thông qua các liên doanh ở Trung Quốc.

Trump cũng có thể ra lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc, tương tự các biện pháp đang áp dụng với Iran, nhưng ông trước hết phải bắt đầu từ việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) 1977.

Khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, luật trao cho Trump quyền hạn rộng hơn để ngăn chặn hoạt động của các công ty tư nhân, hay thậm chí cả một khu vực kinh tế của Trung Quốc, theo các cựu quan chức liên bang và chuyên gia pháp lý.

Ví dụ, bằng cách tuyên bố hành vi trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ của Trung Quốc là tình huống khẩn cấp quốc gia, Trump có thể ra lệnh yêu cầu các công ty Mỹ tránh một số giao dịch nhất định như mua sản phẩm công nghệ Trung Quốc, Tim Meyer, chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Pháp lý Quốc tế tại Trường Luật Vanderbilt ở Nashville, Mỹ, cho hay.

Hồi đầu năm, Trump từng sử dụng chiến lược tương tự khi ông gọi tình trạng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía nam là tình huống khẩn cấp quốc gia và đe dọa đánh thuế lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mexico vì nước này chưa có hành động đủ mạnh để giải quyết vấn đề trên. Trước sức ép của Trump, Mexico đã buộc phải tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn dòng người vượt biên trái phép vào Mỹ.

Nhiều tổng thống Mỹ trước đây từng kích hoạt IEEPA để đóng băng tài khoản của các chính phủ nước ngoài. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter năm 1979 chặn tài sản do chính phủ Iran sở hữu lưu thông qua hệ thống tài chính Mỹ.

Song sử dụng IEEPA tiềm ẩn nguy cơ tổn hại ngoài ý muốn đối với kinh tế Mỹ, Peter Harrell, cựu quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách về biện pháp trừng phạt, hiện cộng tác với Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nhận định. Nhà chức trách cần cân nhắc tác động của những động thái trả đũa từ Trung Quốc và cách các công ty Mỹ bị ảnh hưởng.

Kích hoạt IEEPA còn có thể tạo ra những thách thức pháp lý tại tòa án Mỹ, Mark Wu, giáo sư thương mại quốc tế tại Trường Luật Harvard, cho biết.

Một công cụ khác không yêu cầu quốc hội phê chuẩn là cấm các công ty Mỹ tham gia vào các hợp đồng với cơ quan chính phủ liên bang nếu họ có hoạt động ở Trung Quốc, theo Bill Reinsch, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Biện pháp trên sẽ tác động tới một số công ty nhất định, tiêu biểu là Boeing, tập đoàn sản xuất vũ khí chính cho Lầu Năm Góc kiêm nhà xuất khẩu máy bay hàng đầu của Mỹ. Boeing mở nhà máy sản xuất máy bay 737 đầu tiên ở Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái trong nỗ lực vượt mặt đối thủ Airbus đến từ châu Âu.

Một biện pháp mạnh tay hơn nhưng khó xảy ra hơn là Trump kích hoạt Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù, vốn được quốc hội thông qua từ Thế chiến I. Luật cho phép tổng thống Mỹ trừng phạt thương mại quốc gia mà Mỹ coi là kẻ thù đang có chiến tranh.

Dù Trump hôm qua lần đầu tiên ám chỉ Chủ tịch Trung Quốc là "kẻ thù", ông gần như rất khó có cơ hội kích hoạt đạo luật này bởi nó sẽ làm leo thang mạnh mẽ căng thẳng với Trung Quốc, giáo sư Wu nhận xét.

Theo Wu, muốn kích hoạt đạo luật này, Trump phải tuyên bố công khai rằng Trung Quốc là kẻ thù đang có chiến tranh với Mỹ. "Trong khi đó, chính quyền Trump có thể sử dụng IEEPA để có những hành động tương tự mà không gây ra tổn thất lớn về ngoại giao", ông nói.

Xem thêm >> Mỹ áp thuế 30% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc, kêu gọi các công ty về nước

Theo VnExpress/Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thu khoản lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu khoản lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VEF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đông·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

(VNF) - Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Nafoods Group (HOSE: NAF) ngày 24/4/2024 đã thông qua kế hoạch năm 2024 với mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ, tăng 26,9% so với năm 2023, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm trước.

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

(VNF) - Dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái - Nha Trang được gia hạn tiến độ nhiều lần và lần gần đây là cuối năm 2024. Tuy nhiên, mốc thời gian này dự án cũng khó hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

(VNF) - TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.