Vốn nào cho mỏ sắt Thạch Khê?

Ninh Kiều - 01/05/2017 16:31 (GMT+7)

Trong khi Bộ Công Thương sốt sắng đề nghị khởi động lại dự án mỏ quặng sắt lớn nhất Đông Nam Á, Thạch Khê, vốn đã bị trì hoãn suốt 10 năm qua, chính quyền địa phương là UBND tỉnh Hà Tĩnh lại lên tiếng phản đối vì cho rằng khả năng huy động vốn cho dự án chưa có tiến triển gì.

Sau một thời gian dài im ắng, câu chuyện về mỏ sắt Thạch Khê tại Hà Tĩnh đã bắt đầu được bàn luận trở lại từ cuối năm 2016, thời điểm Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho khởi động lại dự án mỏ quặng sắt được cho là lớn nhất Đông Nam Á này.

Lại đề xuất tái cơ cấu

Theo Bộ Công Thương, tổng giá trị của mỏ Thạch Khê được ước tính lên tới 35 tỷ USD và việc để cho dự án khai thác mỏ quặng này nằm "bất động" kể từ năm 2011 trong bối cảnh Việt Nam đang phải nhập quặng sắt từ nước ngoài là một sự lãng phí. Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng lên tiếng phản đối.

Quay trở lại thời gian về trước, dự án mỏ sắt Thạch Khê lần đầu được phát hiện ra từ năm 1988 bởi các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam. Kể từ đó, có rất nhiều đoàn khảo sát cùng sự tham gia của các Công ty khai khoáng nước ngoài, nhưng vì nhiều lý do khác nhau dự án không thể triển khai được. Đến năm 2008, Chính phủ quyết định thành lập Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê, gồm 9 cổ đông là các tập đoàn và tổng công ty trong nước để thực hiện dự án khai thác mỏ Thạch Khê đồng thời xây dựng một nhà máy luyện thép lớn ngay tại đó.

Tưởng như dự án mỏ có trữ lượng 544 triệu tấn quặng này sẽ được khai thác, nhưng ngay sau khi thành lập Công ty Thạch Khê đã rơi vào cảnh thiếu vốn vì các cổ đông không góp đủ và ba năm sau đó một số cổ đông lớn của Công ty như Vinashin, VNPT và Tập đoàn Sông Đà buộc phải thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ, số cổ phần còn lại được chuyển cho Vinacomin. Thạch Khê tiến hành tái cơ cấu lần thứ nhất.

Mặc dù vậy, cho tới thời điểm này 5 cổ đông còn lại là Vinacomin, Mitraco, VnSteel, Bitexco và Thăng Long cũng chưa đóng góp đủ số vốn điều lệ 2.400 tỷ vào Thạch Khê và dự án này vẫn nằm bất động suốt 7 năm qua. Để dự án có thể tái khởi động, Bộ Công Thương cho rằng sẽ cần phải có khoảng 7.000 tỷ đồng rót vào và Công ty sắt Thạch Khê cũng phải thực hiện tái cơ cấu một lần nữa bằng cách kêu gọi thêm sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân.

Nhưng theo phản hồi của Hà Tĩnh, các chủ đầu tư cho tới nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về góp vốn vào dự án thì sẽ khó thu xếp đủ nguồn tài chính để dự án hoạt động. Đó là chưa kể tới Vinacomin, cổ đông đang nắm tới 52% cổ phần tại Thạch Khê đang gặp khó khăn chồng chất về tài chính. Chính Bộ Công Thương cũng thừa nhận Công ty Thạch Khê không còn tiền đầu tư, trong khi nhu cầu kinh phí trong năm 2016 và các năm tiếp theo rất lớn.

Vốn từ đâu?

Thực tế có nhiều chuyên gia cho rằng khai thác mỏ Thạch Khê hiện tại là rất khả thi, vì nhu cầu quặng của Việt Nam đang cao. Theo Quyết định số 185/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 về việc quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020 có xét đến 2030, nhu cầu quặng và tinh sắt cho ngành luyện kim trong nước dự báo đến năm 2015 đạt khoảng 7,2 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 18 triệu tấn, năm 2025 đạt khoảng 32 triệu tấn và năm 2030 đạt khoảng 41 triệu tấn.

Theo thống kê địa chất, tổng trữ lượng và tài nguyên về quặng sắt của Việt Nam hiện đạt khoảng một tỷ tấn, tập trung tại hai mỏ Thạch Khê và Quý Xa ở Lào Cai. Như vậy đầu ra của mỏ Thạch Khê là có.

Nhưng tính tới thời điểm hiện tại, các cổ đông mới chỉ góp được hơn 1.800 tỷ đồng vốn điều lệ trong tổng số 2.400 tỷ đồng phải góp, trong số đó là phần góp của Vinacomin, khoảng 1.000 tỷ đồng.

Tuy vậy, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam phân tích, điều kiện địa hình mỏ Thạch Khê rất phức tạp, vượt quá khả năng của nhà đầu tư trong nước. Ông Cường cho rằng, để khai thác hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê, cần phải thuê tư vấn là các tập đoàn hàng đầu thế giới, có nhiều kinh nghiệm mới có thể đảm đương được.

Nhưng đây lại là điều Chính phủ không muốn. Bằng chứng là tập đoàn thép Kobe Steel của Nhật Bản, hiện đang đầu tư dự án sắt trị giá 1 tỷ USD tại Nghệ An, đã xin góp vốn vào dự án này rất lâu nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

Nguồn huy động còn lại sẽ là phát hành trái phiếu và vay thương mại từ các ngân hàng. Nhưng xem ra phương án này không phải là dễ khi chính các nhà đầu tư còn đang ngần ngại góp vốn vào dự án thì các ngân hàng sẽ còn phải thận trọng hơn. Với những khó khăn như vậy, nguồn vốn để tái khởi động lại dự án Thạch Khê sẽ vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Theo Theo Enternews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

(VNF) - Có tới 91,6% tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) nằm ở các khoản phải thu; 7% khác nằm ở hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

(VNF) - Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. HCM tuyên án đối với 24 trong tổng số 43 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm tại phiên xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Cục Thuế TP. HCM.

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.