Viglacera Hà Nội và 'nỗi ám ảnh' nợ nần

Thế Anh - 22/11/2018 17:34 (GMT+7)

Từng bị Cục Thuế Hà Nội nêu tên nợ thuế 70 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội (UPCoM: VIH) đang ngập trong nợ nần. Tình trạng này làm cho cấu trúc tài chính của Viglacera Hà Nội mất cân đối và gặp nhiều rủi ro. Nhưng đấy không phải nỗi lo duy nhất của Viglacera Hà Nội ở thời điểm hiện tại.

VNF
Các khoản nợ bủa vây trong khi hiệu quả kinh doanh của Viglacera Hà Nội giảm sút rõ rệt.

Biên lợi nhuận giảm mạnh

Ngày 24/4/2017, 2,8 triệu cổ phiếu VIH được giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngay sau đó, giá cổ phiếu VIH liên tục tăng mạnh và có lúc đạt đỉnh là 28.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/6/2017.

Một trong những yếu tố hỗ trợ cổ phiếu VIH là sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Viglacera Hà Nội. Cụ thể, tại thời điểm đầu năm 2016, tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp này lên tới 15,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2016 và 2017 lần lượt là 22 tỷ đồng và 19,5 tỷ đồng đã giúp Viglacera xóa đi khoản lỗ lũy kế này. Với vốn điều lệ là 28 tỷ đồng, thu nhập cơ bản trên một cổ phần (EPS) của công ty năm 2016 và 2017 lần lượt là 7.848 đồng và 6.958 đồng.

9 tháng năm 2018, hiệu quả kinh doanh của Viglacera Hà Nội giảm sút rõ rệt. Báo cáo tài chính 9 tháng 2018 của công ty cho biết doanh thu thuần đạt 377,3 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, với biên lợi nhuận gộp giảm từ 21% xuống còn 12%, lợi nhuận gộp của Viglacera Hà Nội chỉ còn 48,2 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó, các khoản chi phí của công ty đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, chi phí lãi vay tăng gần gấp đôi, từ 8,4 tỷ đồng lên 15,7 tỷ đồng; tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20% lên 20,7 tỷ đồng; các khoản chi phí khác tăng nhẹ lên 9,8 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt 2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 7 triệu đồng, chênh lệch quá lớn so với mức lãi ròng 15,8 tỷ đồng đạt được trong 9 tháng đầu năm 2017.

Với kết quả như vậy, hiện cổ phiếu VIH được giao dịch quanh mức giá 9.000 đồng/cổ phiếu với thanh khoản thấp.

Áp lực các khoản phải trả

Việc sụt giảm lợi nhuận không phải là nỗi buồn duy nhất của cổ đông Viglacera Hà Nội. Cơ cấu nguồn vốn bị mất cân đối cũng là điều đáng quan ngại. Cụ thể, tại thời điểm cuối quý III/2018, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản là 92%. Báo động hơn là nợ ngắn hạn chiếm 83% tổng nợ.

Chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn luôn luôn là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. So với thời điểm đầu năm 2018, con số nợ vay ngắn hạn của Viglacera Hà Nội đã tăng tới 34,5%, từ 149,5 tỷ đồng lên gần 201 tỷ đồng. Nếu tính cả các khoản dài hạn, tổng vay nợ của Viglacera Hà Nội đã lên tới 261 tỷ đồng. Trong đó, chủ nợ lớn nhất của Viglacera Hà Nội là Agribank với giá trị tại thời điểm 30/9/2018 là 159,3 tỷ đồng.

Hệ số khả năng thanh toán của công ty luôn ở trạng thái báo động. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán hiện thời chỉ còn 0,6. Điều đó có nghĩa tổng tài sản ngắn hạn của Viglacera Hà Nội không có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

Cùng với đó, việc trả các khoản lãi vay cũng là một áp lực với Viglacera Hà Nội. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty 9 tháng đầu năm đạt 17,3 tỷ đồng, không lớn hơn nhiều so với chi phí lãi vay là 15,3 tỷ đồng.

Như đã nói ở trên, lợi nhuận của Viglacera Hà Nội đang có xu hướng giảm, kết hợp với sự tăng mạnh của vay ngắn hạn ghi nhận cuối quý III/2018. Chính vì vậy, năm 2019, nếu công ty không cải thiện hiệu quả kinh doanh, khả năng không thanh toán được các khoản lãi vay là rất cao.

Ngoài các khoản gốc và lãi ngân hàng phải thanh toán, Viglacera Hà Nội cũng đang phải giải quyết các khoản chi phí liên quan đến thuế.

Cụ thể, kiểm toán viên có lưu ý trong báo cáo tài chính bán niên 2018 của công ty như sau: “Công ty chưa phản ánh trên báo cáo tài chính các khoản phạt chậm nộp liên quan đến khoản thuế giá trị gia tăng theo kết quả kiểm tra của cơ quan thuế tại nhà máy ở Hải Dương do chưa thống nhất được với cơ quan thuế. Số tiền thuế phải nộp sẽ tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của Tổng cục Thuế”.

Theo Báo Đấu thầu
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Linh hoạt công năng, tối ưu hóa tính kết nối hay có thể vừa ở vừa cho thuê là lý do giúp hai dòng căn hộ sáng tạo và độc đáo UNI và ELA tại dự án Sun Ponte Residence bên sông Hàn được săn đón.

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

(VNF) - Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Sập cao tốc Trung Quốc khiến 36 người thiệt mạng: Mới xây chưa đầy 10 năm

Sập cao tốc Trung Quốc khiến 36 người thiệt mạng: Mới xây chưa đầy 10 năm

(VNF) - Theo cập nhật mới nhất từ truyền thông địa phương, vụ sập đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) vào ngày 1/5 đã khiến ít nhất 36 người thiệt mạng và 30 người bị thương.

Alibaba dự tính đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu ở Việt Nam

Alibaba dự tính đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu ở Việt Nam

(VNF) - “Ông lớn” công nghệ Trung Quốc Alibaba có kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, dự kiến kinh phí lên tới hơn 1 tỷ USD, theo Nikkei Asia.

Bốn ngân hàng ngoại không cho bà Trương Mỹ Lan bán toà Capital Place 1 tỷ USD

Bốn ngân hàng ngoại không cho bà Trương Mỹ Lan bán toà Capital Place 1 tỷ USD

Đại diện bốn ngân hàng nước ngoài cho rằng tòa nhà Capital Place 29 Liễu Giai (Hà Nội) đang được thế chấp để đảm bảo khoản vay tại đây và bà Lan không có quyền bán.

Điểm nhấn mùa ĐHĐCĐ 2024: Loạt chủ tịch xin lỗi cổ đông

Điểm nhấn mùa ĐHĐCĐ 2024: Loạt chủ tịch xin lỗi cổ đông

(VNF) - Tại mùa đại hội đồng cổ đông năm 2024, nhiều chủ tịch doanh nghiệp như MWG, CRE, HBC... đã xin lỗi cổ đông vì lợi nhuận không như kỳ vọng, không hoàn thành mục tiêu kinh doanh do kinh tế khó khăn.

Phục hồi giữa lúc 'nhá nhem', VN-Index liệu đã tạo đáy?

Phục hồi giữa lúc 'nhá nhem', VN-Index liệu đã tạo đáy?

Lo ngại về rủi ro tăng lãi suất điều hành, lạm phát dâng cao, tỷ giá chịu áp lực... khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ rằng thị trường chưa tạo đáy. Tuy nhiên, VN-Index tỏ ra khá vững vàng trên mốc 1.200 điểm.

Đề xuất cấm người bỏ cọc tiếp tục được đấu giá biển số xe ôtô

Đề xuất cấm người bỏ cọc tiếp tục được đấu giá biển số xe ôtô

Bộ Công an đề xuất người tham gia đấu giá không xác nhận biên bản đấu giá, người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trúng đấu giá thì không được nhận lại tiền đặt trước và không được tham gia đấu giá biển số xe trong thời hạn 12 tháng.

Novaland báo lỗ kỷ lục

Novaland báo lỗ kỷ lục

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE: NVL) báo lỗ sau thuế tới 601 tỷ đồng trong quý I/2024. Đây là khoản lỗ theo quý đậm nhất lịch sử doanh nghiệp này.

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi tố liên quan đến dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.