'Việt Nam vượt tiến độ các cam kết tạo thuận lợi thương mại'

Bảo Duy - 07/12/2022 22:06 (GMT+7)

(VNF) - Tới tháng 6/2022, dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đã hỗ trợ Tổng cục Hải quan thực hiện 21 trong tổng số 24 điều khoản của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam dự kiến sẽ tuân thủ đầy đủ Hiệp định này vào cuối năm 2024.

VNF

Theo Tổng cục Hải quan, cam kết của Chính phủ Việt Nam trong tạo thuận lợi thương mại thể hiện qua nhiều kết quả. Việt Nam đang vượt tiến độ thực hiện các cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại.

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị Thương mại "Cải cách hải quan và triển vọng thương mại Việt Nam" do Tổng cục Hải quan Việt Nam (TCHQ)- Bộ Tài chính và Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ (Dự án USAID TFP) đồng tổ chức.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh giá dự án tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và pháp lý hiệu quả thông qua nhiều hoạt động, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật để áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, nâng cao năng lực và phát triển quan hệ đối tác công-tư hiệu quả.

Ông cũng cho biết trong 4 năm gần đây, ngành hải quan đã tiến bộ trong 4 hoạt động: chương trình thí điểm tự nguyện tuân thủ; cơ chế một cửa quốc gia, ASEAN; chương trình doanh nghiệp ưu tiên và đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng.

Tuy nhiên, ông Bradley Bessire, Phó giám đốc USAID tại Việt Nam cho rằng Việt Nam vẫn cần nỗ lực hơn trong cải cách kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với cam kết của các bộ ngành liên quan. Trong đó, Tổng cục Hải quan và các cục hải quan địa phương sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Nhận định thêm, ông Mai Xuân Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho hay các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không chỉ cam kết cắt giảm thuế quan sâu rộng mà còn là các hiệp định toàn diện có nội dung bao trùm lên nhiều lĩnh vực như đầu tư, mua sắm chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, chất lượng và an toàn chuỗi cung ứng…  

Về dài hạn, ông Mai Xuân Thành cho biết chiến lược ngành đến 2030 là xây dựng thành công mô hình hải quan số, hải quan thông minh, hiện đại hóa, thực hiện hải quan xanh.

Bên cạnh đó, xây dựng Luật Hải quan (dự kiến trình Quốc hội vào năm 2026) thay thế Luật Hải quan hiện hành với nhiều thay đổi trong quy trình thủ tục và quản lý hải quan, xây dựng mô hình quản lý phối hợp biên giới, mô hình thông quan tập trung, phát triển và tăng cường quan hệ hải quan-doanh nghiệp,...

Thông tin đưa ra tại hội nghị cũng cho biết năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,8%, tương đương tăng tới 123 tỷ USD so với năm 2020. Số lượng tờ khai hải quan được xử lý là 14,6 triệu.

Năm 2022, tính đến ngày 15/11, kim ngạch xuất nhập khẩu sơ bộ đạt 664,7 tỷ USD, trong đó xuất siêu là 8,66 tỷ USD.

USAID - đơn vị tài trợ Dự án tạo thuận lợi Thương mại đánh giá những cải cách của Việt Nam được thực hiện đến nay đã tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn; đồng thời giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam cả trong khu vực và trên toàn cầu.

Giai đoạn 2015-2020, Việt Nam bãi bỏ khoảng 40 văn bản quản lý chuyên ngành; ban hành, sửa đổi, bổ sung 70 văn bản. Năm 2020, số nhóm hàng hóa còn chịu sự quản lý chồng chéo là 13 (so với 38 vào 2017). Hiện tỷ lệ tờ khai phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành giảm xuống còn 19%, từ mức 30% vào năm 2015.

Gần đây, Tổng cục Hải quan ban hành Thông tư 81 về Quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan và xây dựng Nghị định kiểm tra chuyên ngành. USAID đánh giá Nghị định này sẽ giảm 54% các biện pháp can thiệp tại cửa khẩu, từ đó giúp tiết kiệm cho các doanh nghiệp khoảng 67 triệu USD mỗi năm, thông qua việc cắt giảm khoảng 2,5 triệu ngày công và các chi phí nhập khẩu liên quan.

Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ kéo dài 5 năm(2018-2023) với ngân sách 21,7 triệu USD hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng cách tiếp cận dựa trên quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan và kiểm tra chuyên ngành, tăng cường thực thi hiệp định TFA của WTO.

Dự án phối hợp với Tổng cục Hải quan-Bộ Tài chính để chuẩn hóa thủ tục hải quan, tăng cường sự phối hợp cấp quốc gia và cấp địa phương, xây dựng năng lực cho cán bộ hải quan.

Mục tiêu của dự án là hỗ trợ Việt Nam xây dựng môi trường mại và đầu tư hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.