Việt Nam tụt 3 bậc, đứng thứ 77/140 trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu năm 2018

Hoàng Lan - 17/10/2018 10:28 (GMT+7)

(VNF) - Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết năm nay, phương pháp thực hiện xếp hạng đã có sự thay đổi toàn diện, theo hướng đề cao tăng trưởng tương lai dựa trên công nghệ.

VNF
WEF cho biết năm nay, phương pháp thực hiện xếp hạng đã có sự thay đổi toàn diện, theo hướng đề cao tăng trưởng tương lai dựa trên công nghệ

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018. Xếp hạng năm nay của WEF đưa ra đánh giá 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thang điểm từ 0-100. Việt Nam xếp thứ 77/140 nền kinh tế trong Báo cáo của  WEF. Như vậy, so với vị trí 74/135  trong bảng xếp hạng năm ngoái, năm nay Việt Nam bị tụt 3 bậc. Tuy nhiên, điểm số của Việt Nam đạt được năm nay là 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 điểm vào năm 2017.

12 tiêu chí được WEF đưa ra tính toán để xếp hạng năng lực cạnh tranh của 1 nền kinh tế, bao gồm: thể chế, hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ổn định kinh tế vĩ mô, sức khỏe, kỹ năng, thị trường cho sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, động lực kinh doanh, và năng lực sáng tạo.

Trong đó, trụ cột “sức khoẻ” của Việt Nam được đánh giá cao nhất với 81 điểm, đứng thứ 68/140; quy mô thị trường đạt 71 điểm, đứng thứ 29/140; ổn định kinh tế vĩ mô đạt 75 điểm, đứng thứ 64/140.

Đứng cuối bảng là “thị trường cho sản phẩm” đứng thứ 102/140; động lực kinh doanh đứng thứ 101/140; kỹ năng đứng thứ 97/140.

Ngoài ra, thể chế của Việt Nam đạt 50 điểm, đứng thứ 94/140; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đứng thứ 95/140; năng lực sáng tạo đạt 33 điểm, đứng thứ 82/140 quốc gia được xếp hạng.

Điểm số dành cho Việt Nam ở các hạng mục đánh giá. Từ trái qua: điểm năng lực cạnh tranh, thể chế, hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ổn định kinh tế vĩ mô, sức khỏe, kỹ năng, thị trường cho sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, động lực kinh doanh, và năng lực sáng tạo - Nguồn: WEF.

WEF cho biết năm nay, phương pháp thực hiện xếp hạng đã có sự thay đổi toàn diện, theo hướng đề cao tăng trưởng tương lai dựa trên công nghệ. Do sự điều chỉnh phương pháp này mà Thụy Sỹ tụt xuống vị trí thứ tư, chấm dứt chuỗi 9 năm liên tiếp là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, nhường vị trí quán quân cho Mỹ. Trong khi đó, Singapore và Đức tiếp tục giữ vị trí tương ứng thứ hai và thứ ba.

"Mỹ giành 86,5 điểm, đồng nghĩa với việc nước này còn thiếu 14 điểm nữa mới đạt năng lực cạnh tranh cực đại", hãng tin Reuters dẫn lời bà Saadia Zahihi, một thành viên Hội đồng Giám đốc WEF. Tuy nhiên, bà Zahidi nhấn mạnh rằng Mỹ là một "cường quốc sáng tạo" với thị trường lao động linh hoạt và một thị trường rộng lớn.

Trung Quốc đứng ở vị trí 28 trong xếp hạng, Nga thứ 43 và Ấn Độ ở vị trí 58. So với năm ngoái, Ấn Độ tụt 18 bậc.

Thái Lan xếp thứ 38, tăng 2 bậc so với năm 2017. Indonesia xếp 45, tăng 2 bậc. Malaysia đứng ở vị trí 25, tăng 1 bậc. Philippines xếp thứ 56, tăng 12 bậc.

Theo phương pháp đánh giá cũ của WEF, Mỹ nhận mức điểm kém hơn do môi trường kinh tế vĩ mô và nợ công. Tuy nhiên, xếp hạng mới dành cho Mỹ điểm số lên tới 99,2 điểm ở hạng mục "biến động nợ" (debt dynamics).

Có một số ý kiến cho rằng WEF đã điều chỉnh phương pháp đánh giá nhằm mục đích làm hài lòng Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, các chuyên gia của WEF phủ nhận điều này, hãng tin Reuters cho hay.

"Chỉ số cũ và chỉ số mới cũng giống như táo và cam vậy. Lý do chúng tôi thực hiện chỉ số mới là vì sự thay đổi trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng thu nhập trong dài hạn", bà Zahidi nói.

98 chỉ số trong xếp hạng được lấy từ các tổ chức quốc tế và một cuộc khảo sát các lãnh đạo doanh nghiệp. Các chỉ số này chủ yếu phản ánh các chính sách dài hạn của các nền kinh tế như đầu tư vào các kỹ năng số - bà Zahidi cho hay.

Nhóm 30 nền kinh tế "đội sổ" của xếp hạng chủ yếu là các nước châu Phi. Trong đó, đứng cuối cùng là Haiti, Yemen và Chad, với điểm số 35,5 dành cho Chad.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.