Việt Nam phản đối Trung Quốc hạ cáp ngầm ở Hoàng Sa

Lê Anh - 11/06/2020 18:24 (GMT+7)

(VNF) - “Mọi hoạt động liên quan đến 2 quần Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị”.

VNF
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu Tian Yi Hai Gong của Trung Quốc được cho là đang lắp đặt cáp ngầm gần Đảo Cây bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại Hoàng Sa. (Ảnh chụp màn hình BernarNews)

Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 11/6 khi được yêu cầu bình luận về việc "Trung Quốc đang xây cáp ngầm nối các thực thể nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa”.

Bà Thu Hằng tái khẳng định quan điểm Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào hòa bình và an ninh ở biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Trước đó, trang tin BernarNews dẫn phần mềm theo dõi các tàu trên biển và ảnh vệ tinh cho thấy một con tàu của Trung Quốc gần đây tiến hành các hoạt động có vẻ như đang đặt các dây cáp ngầm dưới biển nối các đảo bị ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Một số chuyên gia nhận định có khả năng Trung Quốc đặt các tuyến cáp ngầm để phục vụ mục đích quân sự và phục vụ mục đích phát hiện tàu ngầm của nước ngoài.

Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm về việc ngày 1/6, Mỹ gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phản đối yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, bà Thu Hằng cho biết Việt Nam quan tâm đến việc thời gian qua có nhiều quôc gia thành viên LHQ đã lưu hành văn bản bày tỏ quan điểm về tình hình biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc lưu hành tài liệu bày tỏ quan điểm là một phương thức hoạt động thường làm của các quốc gia thành viên LHQ. Trước khi Mỹ gửi Công thư đến LHQ, từ cuối năm 2019, các nước thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia đã gửi các công hàm lên LHQ, thể hiện quan điểm về Biển Đông.

Bà Thu Hằng cho biết lập trường của Việt Nam về vấn vấn đề biển Đông, bao gồm cả vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nói rõ nhiều lần.

“Một lần nữa Việt Nam khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền lợi hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982”, bà Thu Hằng nói, đồng thời khẳng định cộng đồng quốc tế cũng như LHQ coi trọng việc các quốc gia thành viên LHQ có quan điểm đề cao, thúc đẩy và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị bình luận về việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) và cho biết kế hoạch của Việt Nam để triển khai hai hiệp định này, bà Thu Hằng cho biết:

“Ngày 8/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn hai hiệp định EVFTA và EVIPA giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu. Dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ sớm có hiệu lực, có thể là từ 01/8/2020, trong khi Hiệp định EVIPA sẽ có hiệu lực sau khi được các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu phê chuẩn”.

Theo bà Thu Hằng, việc Việt Nam và Liên minh châu Âu hoàn tất phê chuẩn và sớm triển khai các Hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích cụ thể và thiết thực cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân của cả hai bên, tạo động lực mới cho mối quan hệ Đối tác và Hợp tác Toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

“Khi đi vào triển khai, EVFTA và EVIPA sẽ góp phần đẩy mạnh hợp tác, liên kết kinh tế khu vực Á – Âu; góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư bình đẳng, minh bạch và dựa trên luật lệ; đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển của hai bên cũng như của hai khu vực Á – Âu và trên toàn thế giới. Chúng tôi khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng triển khai các hiệp định này trên thực tế”, bà Thu Hằng tuyên bố.

Xem thêm >> Thủ tướng Australia tuyên bố không để Trung Quốc ‘bắt nạt’

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.