'Viên đạn bạc' 140 tỷ USD của Trung Quốc chịu thua 'họa trời đổ xuống'

Khánh Tú - 06/01/2024 23:38 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù đã chi hơn 140 tỷ USD xây dựng các thành phố bọt biển để chống lại lũ lụt nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể có được thành công như mong đợi.

Cô Fang, một cư dân ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã phải ở trong nhà trong suốt 2 ngày trong tình trạng không điện, không nước khi cơn bão Saola đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc hồi tháng 9/2023.

“Tôi chưa bao giờ thấy Thâm Quyến ngập nặng như thế”, cô nói. Thành phố này đã phải hứng chịu trận mưa lớn nhất lịch sử vào tháng 9/2023 với lượng mưa trung bình trên toàn thành phố đã vượt quá 200mm chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều.

Theo SCMP, trong năm 2023, cùng với các đợt nắng nóng lịch sử, Trung Quốc cũng phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn, dẫn đến thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 32 tỷ NDT (tương đương 4,5 tỷ USD) chỉ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay.

Trên thực tế, Trung Quốc phải đối mặt với sự thiếu hụt tài chính đáng kể cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chọi với khí hậu, với mức thiếu hụt tài trợ hàng năm lên tới gần 500 tỷ NDT (79 tỷ USD) trong 5 năm tới, theo một báo cáo do Viện Tài nguyên Thế giới công bố vào năm 2021.

Thiệt hại do lũ lụt ngày càng lớn khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chiến lược “thành phố bọt biển” mà Trung Quốc đã dày công xây dựng trong nhiều năm qua.

Sáng kiến “thành phố bọt biển” được triển khai trên phạm vi toàn quốc vào năm 2015. Ý tưởng về mô hình này rất đơn giản, đó là sử dụng các khu vườn trên mái nhà, vỉa hè có thể thấm nước, bể chứa ngầm và những vật chứa tương tự, hoạt động như miếng bọt biển để hấp thụ lượng mưa lớn và sau đó từ từ thải ra sông hoặc hồ chứa.

Chính quyền Bắc Kinh từng kỳ vọng sáng kiến này không chỉ củng cố hệ thống quản lý nước và thoát nước, tăng cường khả năng phòng chống lũ lụt của nhiều thành phố mà còn là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Ông Li Junqi, phó hiệu trưởng tại Đại học Xây dựng Bắc Kinh, cho biết: “Các hành động của Trung Quốc nhằm giải quyết lũ lụt và mưa lớn, đặc biệt là sáng kiến ​​thành phố bọt biển, là một chiến lược quan trọng nhằm chủ động giải quyết các thách thức của phát triển đô thị hiện đại và biến đổi khí hậu”.

Tính từ 2015 đến nay, Trung Quốc đã chi tổng cộng hơn 1.000 tỷ NDT (tương đương 140 tỷ USD) cho 33.000 dự án thành phố bọt biển tại 90 thành phố, 13 tỉnh thành trên toàn quốc.

Thiệt hại kinh tế liên quan đến lũ lụt tại Trung Quốc trong giai đoạn 2010 - 2020.

Trong những năm qua, sáng kiến thành phố bọt biển ghi nhận một số thành công nhất định. Theo số liệu thống kê từ cơ quan quản lý nước của thành phố Thâm Quyến, sau khi đầu tư hơn 2,3 tỷ NDT từ năm 2016 - 2022 vào các dự án thành phố bọt biển, Thâm Quyến đã được bảo vệ khỏi nhiều lũ lụt lớn. Nhiều thành phố áp dụng sáng kiến này, chẳng hạn như Thượng Hải và Vũ Hán cũng đã ít bị ngập úng hơn khi mưa lớn so với trước đây.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những lợi ích mà thành phố bọt biển mang lại vẫn “chưa thấm vào đâu so với số tiền đầu tư”. Các chuyên gia kỹ thuật cũng cho rằng các tiêu chuẩn của thành phố bọt biển chưa đủ và chưa phù hợp với phát triển đô thị hiện đại.

Ông Entela Benz, Giám đốc điều hành và người sáng lập công ty phân tích rủi ro khí hậu Intensel, cho biết: “Thành phố bọt biển chưa phù hợp để sử dụng trong các khu đô thị”.

Theo các chuyên gia, cơ sở hạ tầng và cấu trúc của các thành phố bọt biển chỉ có thể quản lý một lượng nước mưa nhất định. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang gây ra ngày càng nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, vượt xa mức mà các thành phố bọt biển có thể xử lý.

Ông Mark Fletcher, lãnh đạo tại công ty tư vấn kỹ thuật Arup, cho biết sáng kiến thành phố bọt biển đã phần nào thất bại. Nó cũng chứng minh rằng thành phố bọt biển không phải “viên đạn bạc” cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của Trung Quốc, ông nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.