Vì sao nhà thầu nước ngoài dừng thi công ga ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội?

Trọng Đảng - 24/09/2021 08:08 (GMT+7)

Sau khi thi công được một nửa phần trái tuyến, liên danh nhà thầu nước ngoài là Hyundai (Hàn Quốc) và Ghella (Ý) đã dừng mọi thi công tại ga ngầm S11 trên phố Quốc Tử Giám thuộc dự án đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội. Tình trạng này cũng xảy ra với ga S12 trước ga Hà Nội.

VNF
Tàu vận hành thử nghiệm đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.

UBND TP. Hà Nội vừa thông tin về việc một số công trường ga ngầm tại dự án metro Nhổn - ga Hà Nội nhà thầu bỏ thi công. Theo đó, với ga ngầm S11 trên phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) - đang dừng toàn bộ việc thi công ở công trường hơn một tháng nay, đại diện UBND TP. Hà Nội cho biết, hiện mặt bằng tại đây còn vướng chưa giải phóng được tại số nhà 23, phố Quốc Tử Giám.

Đây là công trình nhà của người dân thuộc diện di dời để phục vụ thi công ga ngầm S11 nhưng đến nay các đơn vị liên quan là quận Đống Đa và Sở Tài nguyên và Môi trường chưa giải quyết xong.

“Lấy lý do chưa có mặt bằng theo hợp đồng, nhà thầu Hyundai - Ghella đã tạm dừng thi công trên toàn bộ gói thầu (bao gồm cả ga S12 - đường Trần Hưng Đạo) từ tháng 7/2021 đến nay”, đại diện UBND TP. Hà Nội cho biết.

UBND TP. Hà Nội cho biết, lãnh đạo thành phố đã chủ trì nhiều cuộc họp với chủ đầu tư là Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), các sở, ngành, nhà tài trợ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, đưa ra các biện pháp thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội nói chung và hạng mục nhà ga S11, S12 nói riêng.

Tại ga ngầm S12, UBND TP. Hà Nội cho biết, công trình đã được UBND quận Hoàn Kiếm bàn giao mặt bằng để bắt đầu quây rào thi công nửa phần đường phía Bắc từ tháng 6/2019. Tuy nhiên quá trình thi công đến phần hầm gặp nhiều vướng mắc, khó khăn dẫn đến chậm tiến độ.

Đàm phán để hỗ trợ nhà thầu nước ngoài

Trao đổi với phóng viên ngày 23/9, ông Lê Trung Hiếu - Phó trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội - MRB cho biết, thực tế tại ga ngầm S11 đến tháng 7 còn tồn tại nhà số 23 và nhà số 57. Đến nay nhà số 57 đã nhất trí chủ trương di dời và nhận tiền hỗ trợ của thành phố. Với nhà 23, do nguồn gốc đất trải qua nhiều lần thay đổi chủ sở hữu nên các đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. “Hiện cả gói thầu ở đây không thể thi công vì vướng mỗi nhà thuộc căn hộ số 23 Quốc Tử Giám”, ông Hiếu thông tin.

Công trường thi công 1 trong 4 ga ngầm dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.

Tại ga S12 (đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), lãnh đạo MRB cho biết, sau khi được quận Hoàn Kiếm bàn giao mặt bằng nổi phía trên, nhà thầu đã bắt tay thi công gói thầu. Tuy nhiên, trong quá trình đào thăm dò nhà thầu liên tục phát hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật được chôn ngầm chạy dọc vỉa hè.

Tiếp đó, chủ đầu tư và các nhà thầu phải thực hiện di dời rất nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật dưới lòng đất như đường ống cấp thoát nước, viễn thông, điện; bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo giao thông đi lại trên đường và điều kiện sinh hoạt của người dân sinh sống xung quanh.

Cho ý kiến về việc nhà thầu nước ngoài dừng thi công tại dự án, đại diện MRB thông tin: trong khi nhân lực, máy móc hiện đại được huy động sang Việt Nam nhưng không có mặt bằng để triển khai, việc nhà thầu chọn phương án dừng thi công là điều không thể làm khác. Việc này là để giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên (nhà thầu nước ngoài, chủ đầu tư Việt Nam).

Đề cập đến việc giải phóng các phần mặt bằng còn vướng mắc tại công trình các ga ngầm, trong đó có ga S12 (đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), UBND TP. Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư MRB phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý chuyên ngành như: điện lực Hoàn Kiếm, các công ty viễn thông, công ty quản lý cấp thoát nước để thống nhất phương án di dời hạ tầng kỹ thuật.

Với phương án đưa nhà thầu trở lại dự án, UBND thành phố Hà Nội giao MRB làm việc với các nhà thầu nước ngoài. “Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội củng cố năng lực, chủ động phối hợp với các đơn vị trong tổ chức thi công, giải quyết các tồn tại; đàm phán với các nhà thầu để báo cáo UBND thành phố về chi phí bổ sung cho đơn vị thi công, sớm đưa nhà thầu trở lại công trường”, UBND thành phố yêu cầu.

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.