Vì sao mãi không tham gia Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác?

Xuân Hải - 30/07/2016 09:11 (GMT+7)

(VNF) - Vì sao hơn 10 năm xem xét mà Việt Nam vẫn chưa tham gia Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI)? TS Phạm Quang Tú, Trưởng nhóm Chương trình Hỗ trợ Liên minh Vận động chính sách (Oxfam) cho rằng "chúng ta đã quá lo sợ".

10 năm vẫn còn xem xét

Là một nước có lịch sử khai khoáng hơn trăm năm, nhưng hiện nay, ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam vẫn đang đối mặt với rất nhiều vấn đề như thu ngân sách không tương xứng với quy mô khai thác, tổ chức quản lý không phù hợp, thiếu quy hoạch tổng thể và cấp phép tràn lan dẫn đến khai thác bừa bãi, công nghệ lạc hậu khiến tài nguyên tổn thất và đặc biệt là mức độ minh bạch trong quản lý tài nguyên khoáng sản rất hạn chế.

Nhu cầu "bạch hóa" thông tin đã được đặt ra từ lâu và ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là từ khi có những vận động cho việc tham gia EITI – một sáng kiến công khai thông tin liên quan đến lĩnh vực khai thác gồm: cấp phép, dữ liệu sản xuất, doanh nghiệp nhà nước, các nguồn thu chính, nguồn thu địa phương, quản lý nguồn thu và tác động xã hội.

EITI được đánh giá là một trong những sáng kiến quản trị hiệu quả nhất, đặc biệt là giảm thất thu ngân sách. Kinh nghiệm từ Nigieria cho thấy, quốc gia này đã tránh thất thu 1 tỷ USD trong lĩnh vực khai khoáng nhờ thực thi EITI.

Tuy nhiên, dù đã bắt đầu tiếp cận từ năm 2005, song đến nay đã qua 10 năm, Việt Nam vẫn chưa đưa ra tuyên bố rõ ràng nào về việc tham gia EITI, mặc cho nhu cầu cải cách ngành công nghiệp khai thác là rất lớn.

Ông Phạm Quang Tú, Trưởng nhóm Oxfam cho rằng cách tiếp cận của EITI của Bộ Công thương hiện nay chưa có hệ thống, chính vì thế mà mới chỉ tiếp cận được cái vành ngoài của vấn đề.

"Chúng ta lại còn đang đặt giả định rằng EITI là một con ngáo ộp. Chúng ta bị một tư tưởng nếu minh bạch hết thì sẽ bị lợi dụng. Nếu như vậy, chúng ta không bao giờ tiếp cận EITI như một hệ thống để xem nó tốt xấu như thế nào.

Với EITI điều duy nhất nên xem xét là nó có mang lại lợi ích cho chúng ta không, còn nếu cứ lấy lí do này lí do nọ thì đó là chúng ta đang đi sai và tự ru ngủ mình", ông Tú nói.

Tham gia EITI chỉ có tốt hơn

Nhìn nhận nhu cầu minh bạch thông tin là cần thiết, tuy nhiên, ông Lê Hữu Phúc, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công thương – đơn vị đảm nhận việc xem xét tham gia EITI – cho rằng không nên đồng nhất minh bạch với EITI. Và càng không nên xem EITI là cây đũa thần có thể giải quyết mọi chuyện.

"EITI là một tổ chức hết sức lỏng lẻo. Nó chỉ là một hiệp hội của Na Uy, hoạt động theo luật pháp Na Uy, không thể có áp lực đối với các Chính phủ mà hoạt động hoàn toàn theo lĩnh vực tự nguyện. Do đó phải xuất phát từ chúng ta, chúng ta cần cái gì, chúng ta cải cách cái đấy", ông Phúc nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phúc, việc tham gia EITI không phải đơn giản. Khi đã tham gia vào thì phải đẻ ra cơ chế, đẻ ra bộ máy mà bộ máy là tiền. Chính phủ phải nuôi bộ máy hoạt động, nhưng lợi ích thực tế ngân sách có thu thêm được gì không thì chưa chắc chắn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Đức, thành viên Ban pháp chế VCCI, cho rằng, việc tham gia EITI và công khai thông tin sẽ giúp ngăn chặn những lỗ hổng về luật pháp đồng thời tăng cường sự giám sát trong khai thác khoáng sản. Những điều đó không lập tức quy ra tiền được bao nhiêu nhưng lợi ích lâu dài thì hết sức lớn.

Đồng quan điểm, ông Phạm Quang Tú dẫn trường hợp Myanmar cho biết, một ủy ban EITI tại đây chỉ có 5 người, nếu có phình to cũng chỉ lên đến 10 người là cùng. Theo tính toán của tổ chức Adam Smith International, chi phí để thực hiện EITI ở Việt Nam chỉ khoảng 420.000 USD (tương đương 9,2 tỷ đồng).

TS Nguyễn Thành Vạn, Trưởng ban tư vấn phản biện Tổng hội Địa chất Việt Nam, bổ sung thêm: "Tất cả mọi thứ, từ hệ thống chính sách, hệ thống thống kê đến năng lực thực thi hoàn toàn không phải là rào cản. Có nghĩa là ta đã đạt được hết, có thể sẵn sàng gật đầu tham gia. Tôi cho rằng nếu tham gia EITI, chúng ta chỉ có tốt lên, không mất gì cả. Cá nhân tôi 10 năm qua vẫn ủng hộ điều này".

Có lợi ích nhóm ngăn cản

Bình luận về sự chậm trễ trong 10 năm qua của Bộ Công thương, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nói "EITI là một sáng kiến tuyệt vời. Nhiều nước như Mông cổ, Myanmar đã làm được mà ta lại chưa thì rõ ràng ở đây có một số nhóm lợi ích đang ngăn cản điều đó.

Vì nếu như chấp nhận EITI thì họ sẽ không còn thu được lợi lớn nữa, do đó họ viện lý do này, lý do nọ. Tôi đề nghị Chính phủ phải xem xét kĩ, nếu không quyết định được thì phải kiến nghị ra Quốc hội để can thiệp".

TS Doanh cũng cho rằng, Bộ Công thương nên chuyển việc xem xét EITI sang cho Bộ Tài nguyên Môi trường làm, vì cơ quan này đang quản lý phần lớn các thoogn tin, số liệu mà EITI yêu cầu đưa vào báo cáo.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Làm mới động lực cải cách thể chế

Làm mới động lực cải cách thể chế

(VNF) - Nhấn mạnh quan điểm nền kinh tế phục hồi chưa bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chưa hết khó khăn, nhiều chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam phải làm mới các động lực cải cách thể chế bởi đây là chìa khóa giúp tăng trưởng trở nên bền vững.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

(VNF) - Trái với kỳ vọng nhu cầu cao đối với các dòng xe sử dụng động cơ hybrid (lai xăng - điện), hiện nhiều mẫu xe sử dụng loại truyền động này đang phải giảm giá bán để xả hàng tồn, kiếm doanh số.

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Hàng loạt biệt thự tại dự án khu du lịch biển The Song Đà Nẵng xây dựng dở dang rồi bỏ hoang nhiều năm trời.

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

(VNF) - Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội được khởi công vào 2021, dự kiến sẽ được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong cuối năm 2024.

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

(VNF) - Ngày 1/5, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.