Vì sao lãi hợp nhất của EVN tăng gấp rưỡi bất chấp Covid-19?

Thanh Long - 23/06/2021 10:33 (GMT+7)

(VNF) - Doanh thu thuần chỉ tăng 2,1% nhưng lợi nhuận sau thuế của EVN tăng tới 49% lên 14.480 tỷ đồng, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020 vừa công bố.

VNF
Vì sao lãi hợp nhất của EVN tăng gấp rưỡi bất chấp Covid-19?

Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020 vừa công bố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận tới 14.480 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm vừa qua, tăng tới 49% so với năm 2019 bất chấp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tương đương tăng 4.760 tỷ đồng.

Trên thực tế, doanh thu thuần của EVN chỉ tăng nhẹ 2,1% trong năm 2020, lên 403.282 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ giá vốn chỉ tăng 1,4% nên sau khi cân đối doanh thu - giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại của EVN đạt 54.558 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2019, tương đương tăng 3.520 tỷ đồng.

Song song, doanh thu tài chính của EVN cũng tăng mạnh 31% lên 5.198 tỷ đồng, tương đương tăng 1.225 tỷ đồng, chủ yếu dó lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng.

Ngược lại, phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết giảm 14% xuống 430 tỷ đồng, tương đương giảm 68 tỷ đồng. Các khoản lợi nhuận khác cũng giảm 6,7% xuống 239 tỷ đồng, tương đương giảm 17 tỷ đồng.

Về phía chi phí, chi phí tài chính tăng không đáng kể, chỉ 1,9% lên 22.917 tỷ đồng, tương đương tăng 422 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng 21% lên 8.603 tỷ đồng, tương đương tăng 1.469 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 0,3% xuống 13.589 tỷ đồng, tương đương giảm 46 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tổng chi phí thuế giảm tới 70% xuống 835 tỷ đồng, tương đương giảm 1.944 tỷ đồng. Chỉ riêng mức giảm chi phí thuế này đã "cân" lại được toàn bộ phần tăng thêm của chi phí tài chính và chi phí bán hàng.

Như vậy, giá vốn tăng chậm hơn doanh thu thuần, doanh thu tài chính tăng mạnh và chi phí thuế giảm mạnh là 3 yếu tố chính giúp EVN báo lãi sau thuế tăng gấp rưỡi trong năm 2020.

Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của EVN lên tới 729.451 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,1% sau một năm. Đáng chú ý, lượng tiền và tương đương tiền lên đến 55.236 tỷ đồng (nhiều khả năng phần lớn là tiền gửi ngân hàng), đồng thời có tới 87.232 tỷ đồng là các khoản đầu tư ngắn hạn đến ngày đáo hạn (nhiều khả năng chủ yếu là tiền gửi ngân hàng); cũng nghĩa là EVN có thể có khoảng 140.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, chiếm khoảng 19% tổng tài sản.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của EVN đến hết năm 2020 là 240.195 tỷ đồng, nợ phải trả là 489.256 tỷ đồng (trong đó 386.452 tỷ đồng là nợ vay, chiếm 79% nợ phải trả).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp nhất 15 quý: Quý I/2024, lãi vỏn vẹn 1 tỷ

BV Land lãi thấp nhất 15 quý: Quý I/2024, lãi vỏn vẹn 1 tỷ

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.