Vì sao các đại gia Internet cũng bị 'ghê sợ' tại chính 'quê nhà'?

Anh Hùng - 19/10/2017 12:38 (GMT+7)

(VNF) - Ngay từ khi kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 được công bố, Facebook và Google đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích giận dữ từ giới chính trị và dư luận Mỹ về việc "cố ý phát tán, lan tỏa tin tức giả".

VNF
Tin giả đang là một vấn nạn nghiêm trọng của nền truyền thông toàn cầu

Những câu chuyện gây sốc, mà bản chất hóa ra toàn là tin vịt, như bà Hillary Clinton có thể liên quan đến một đường dây buôn bán trẻ em… đã giúp ích đắc lực cho hình ảnh của đối thủ Donald Trump trong bộ phận cử tri thường xuyên đọc báo trực tuyến.

Mỹ giật mình, Trung Quốc lo lắng

Và sau thảm họa xả súng kinh hoàng tại Las Vegas hồi đầu tháng, một lần nữa, câu chuyện trách nhiệm của Facebook, Google ở đâu khi clip giả tuyên bố toàn bộ vụ việc chỉ là "một trò lừa" phát tán chóng mặt trên mạng, lại được đặt ra. 

Do Facebook, Google đang tạo nên thế lưỡng độc quyền trên mạng Internet, trách nhiệm đó hiển nhiên chẳng thể đổ lên vai ai khác, ngoài họ. 

Thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã gia tăng sức ép yêu cầu Google, Facebook phải xử lý dứt điểm nạn tin giả. Chưa hết, Washington còn phải đối diện với lá đơn kêu cứu từ 2.000 tờ báo, trang tin của Mỹ, phàn nàn rằng hai gã khổng lồ đã hút cạn gần như tất cả doanh thu từ quảng cáo dù không hề làm nội dung.

Do thế độc quyền của Google, Facebook, các tòa soạn buộc phải "bỏ rơi nội dung" để chạy theo những kỹ xảo giúp họ thu hút nhiều doanh thu quảng cáo và đạt thứ hạng cao hơn trên Google, Facebook. Những kỹ xảo này làm thương mại hóa tin tức, khiến tin tức giả mạo lan tràn. 

Tại Trung Quốc, quốc gia thành công nhất thế giới trong việc cấm cửa Google, Facebook, chính phủ nước này lại phải đối diện với một nguy cơ khác. 

Alibaba và Tencent, hai đại gia Internet của Trung Quốc, đang dần đạt tới tầm ảnh hưởng không kém gì Facebook, Google hay Amazon. Cùng với nhau, họ cũng tạo nên thế lưỡng độc quyền, kiểm soát toàn bộ ngành công nghệ và nội dung Internet của Trung Quốc. 

Chính quyền Bắc Kinh đã phải đưa Alibaba và Tencent vào tầm ngắm sau khi các chuyên gia cảnh báo, quy mô quá lớn của hai doanh nghiệp này có thể đẩy họ vào những rủi ro tương tự như các tập đoàn nhà nước, đó là quá lớn nên không được phép phá sản. 

Nhưng nếu chính phủ tiếp tục dung túng cho những sai phạm của họ, tạo điều kiện cho họ phát triển hơn nữa, thì sự ổn định của nền kinh tế sẽ bị đe dọa, còn sức sáng tạo công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ bị triệt tiêu. 

Mọi chuyện càng trở nên đau đầu khi Alibaba, thông qua AliPay và Công ty Tài chính Ant Financial Services Group tiếp cận ngày càng sâu, rộng vào thị trường tài chính, tín dụng nước này. 

Các dịch vụ huy động vốn cá nhân hay cho vay "siêu nhanh" của họ khiến dòng tiền ngày càng ít chảy qua các ngân hàng truyền thống, khiến nhiều ngân hàng lao đao, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Thực trạng này buộc Trung Quốc phải đưa ra các chính sách giới hạn dòng tiền của AliPay để can thiệp. 

Bài toán cho Việt Nam

Trong dòng chảy đó, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chính sách mở cửa thông thoáng của Nhà nước thời gian trước, cùng với tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng người dùng đã khiến Google, Facebook hay các dịch vụ xuyên biên giới mạnh dạn "phớt lờ" nhiều yêu cầu từ cơ quan quản lý hiện nay. 

Đơn cử như mới đây, Heineken Việt Nam đã phải gửi đơn cầu cứu Bộ Thông tin & Truyền thông khi YouTube đăng tải clip sai sự thật về nhà máy Heineken, ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu. Tuy nhiên, khi Heineken yêu cầu YouTube gỡ bỏ clip, Google luôn từ chối. Và Heineken hiển nhiên không phải trường hợp duy nhất. 

Hay như Uber và Grab, dù chưa được cấp phép tại Khánh Hòa hay bị cấm tại Đà Nẵng nhưng vẫn thuê tài xế hoạt động chui….

Trong lĩnh vực tài chính, một lĩnh vực được coi là "nhạy cảm" ở hầu hết các nước, một ứng dụng thanh toán di động đã né giấy phép bằng cách hợp tác với các kênh thanh toán và ngân hàng nội địa mới đây, khiến cho nhiều trung gian thanh toán Việt Nam sau khi trầy trật xin được giấy phép rơi vào cảnh "việt vị".

Thời gian không đợi…

Nhận thấy rõ nguy cơ từ dịch vụ xuyên biên giới, nhiều chính phủ, đặc biệt là châu Âu, đang đi đầu trong việc siết lại các doanh nghiệp như Google, Facebook, Alibaba… Phương thức chủ yếu được lựa chọn là thông qua các quy định, điều luật mới về thuế, như đánh thuế nặng với quan điểm: Cung cấp dịch vụ, kinh doanh trên lãnh thổ họ thì dù xuyên biên giới cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế như các doanh nghiệp khác. 

Song song với đó, Đức vừa đề xuất dự luật cho phép phạt nặng hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD nếu các mạng xã hội không chịu gỡ bỏ tin giả, trong khi Anh cân nhắc xếp loại Google và Facebook là các doanh nghiệp nội dung, thay vì công nghệ, và phải chịu các quy định chặt chẽ về bản quyền, nội dung cực đoan.

Có thể thấy rõ, do sự phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của các đại gia Internet mà ngay cả chính phủ "quê nhà" của họ như Mỹ, Trung Quốc, hay những quốc gia phát triển như Anh, Đức… cũng đã phải giật mình, điều chỉnh lại chính sách để có phương thức quản lý phù hợp. 

Nhưng còn tại Việt Nam, dường như việc quản lý doanh nghiệp xuyên biên giới cung cấp dịch vụ tại thị trường trong nước vẫn chưa được đặt lên bàn cân một cách thấu đáo. Các hình thức biến tướng, né luật xuất hiện ngày càng nhiều và tinh vi, trong khi cơ quan quản lý còn lúng túng, chưa có hình thức quản lý, hạn chế chặt chẽ mà thời gian thì không chờ đợi. 

Câu chuyện taxi truyền thống đang nóng gần đây, suy cho cùng, chính là bài toán đó. Nếu cơ quan quản lý không nhanh chóng đưa ra được giải pháp để quản lý hài hòa sự phát triển giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp xuyên biên giới, theo hướng "không cấm dịch vụ nước ngoài thì cũng cởi trói, nới bớt ràng buộc cho doanh nghiệp trong nước", thì nguy cơ doanh nghiệp nội phá sản hoặc bị thâu tóm trước khi được "bật đèn xanh để cạnh tranh" là hoàn toàn hiện hữu….

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đáp trả Mỹ, tòa án Nga cho phép tịch thu tài sản của loạt ngân hàng phương Tây

Đáp trả Mỹ, tòa án Nga cho phép tịch thu tài sản của loạt ngân hàng phương Tây

(VNF) - Một tòa án ở Moscow đã cho phép tịch thu khoảng 12,4 triệu euro (13,34 triệu USD) tài sản do một công ty con ở châu Âu của JPMorgan và Commerzbank của Đức nắm giữ ở Nga.

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

(VNF) - Novaland cho biết, một số ít khách hàng không đủ kiên nhẫn đồng hành và đã không chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự tại cơ quan tòa án hoặc trọng tài, thay vào đó gửi đơn đến các cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan cảnh sát điều tra tại TP. HCM.

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Vimeco (HNX: VMC) ghi nhận doanh thu thuần 201 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Song, do chi phí lớn, lợi nhuận của công ty đã bị “ăn mòn” gần như sạch sẽ.

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

(VNF) - Bà Nguyễn Bạch Tuyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFG) nhận thu nhập hơn 22 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, tương đương hơn 7 tỷ đồng/tháng.

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

(VNF) - Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế với số tiền từ vài chục đến hơn trăm tỷ đồng vừa bị Cục Hải quan TP. HCM cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, hoặc đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

(VNF) - Được hoàn nhập 479 tỷ đồng chi phí đầu tư và kinh doanh vốn, đồng thời giảm lỗ trong công ty liên kết, SCIC báo lãi sau thuế 5.266 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm trước.

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ bị mất 100 triệu đồng tiền ký quỹ và tiền lãi. Số tiền này sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Theo Bộ Công an, tai nạn giao thông (TNGT) tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao, nhiều vụ TNGT xảy ra nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.