Vì đâu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp bị điều tra phòng vệ thương mại?

Tân Mai - 17/10/2020 17:02 (GMT+7)

(VNF) - Tính đến hết tháng 9 năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD...

VNF
Vì đâu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp bị điều tra phòng vệ thương mại?

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết các biện pháp phòng vệ thương mại đang tác động tới khoảng 1.500 tỷ USD kim ngạch thương mại toàn cầu.

Đối với Việt Nam, cùng với quá trình hội nhập ngày sâu, rộng, kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng nhanh chóng, các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của ta cũng tăng cả về số lượng và quy mô.

Tính đến hết tháng 9 năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD. Đáng chú ý, số lượng và kim ngạch các vụ việc đang có dấu hiệu tăng nhanh trong năm 2020. 

Đa số hàng hóa bị điều tra phòng vệ thương mại là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như kim loại (nhôm, thép dẹt, thép ống), sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng (gạch, kính, thiết bị vệ sinh), hóa chất... Các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là Liên minh châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Úc.

Tổng số vụ việc các nước này điều tra đã chiếm tới 62% các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra phòng vệ thương mại với 38 vụ việc (chiếm tỷ lệ 20%).

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tủ bếp từ Việt Nam sang Mỹ tăng trên 80%, kim ngạch xuất khẩu khung ghế sofa có khung làm từ gỗ dán sang Mỹ tăng trên 40%.

Cùng với đó, rủi ro thương mại cũng gia tăng, như việc chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra mặt hàng gỗ dán của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh gỗ dán, 2 mặt hàng khác đang có tín hiệu rủi ro là tủ bếp, tủ nhà tắm làm từ gỗ dán và ghế sofa có khung làm từ gỗ dán.

Trao đổi với VietnamFinance, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng nguồn cơn của sự gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại hàng hóa Việt Nam chủ yếu tới từ lỗ hổng trong cơ chế quản lý.

"Ở các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, các khâu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý rất nghiêm ngặt. Trong khi đó, chất lượng hàng hóa của ngành sản xuất Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nước bạn, chủ yếu dựa vào 'phong bì', 'bôi trơn' để vượt qua khâu kiểm tra trong nước.

"Điều này dẫn đến khi hàng hóa Việt Nam cập bến thị trường nước ngoài, từ những cơ chế kiểm soát khác nhau, họ phát hiện ra hàng hóa của nước ta có vấn đề nên tiến hành xác minh, xử lý dẫn đến việc gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại đối với Việt Nam", ông Doanh cho biết.

Ông Doanh cũng nhấn mạnh: "Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu được là điều đáng mừng, tuy nhiên để hạn chế được các vụ việc phòng vệ thương mại thì Chính phủ cần tái cơ cấu và chấn chỉnh các khâu quản lý, kiểm tra trong nước nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, qua đó đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước đối tác".

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, ngoài yếu tố thỏa mãn tiêu chuẩn, yêu cầu của nước bạn, hàng hóa Việt Nam phải xử lý triệt để được vấn đề bị đội lốt trong quá trình xuất khẩu.

Cụ thể, ông Thịnh cho rằng các nước lớn, đặc biệt là khu vực châu Âu đang nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị đội lốt của bên thứ ba, nhằm hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi đã được ký kết cho Việt Nam.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ liên tục đưa ra cảnh báo, đồng thời lực lượng chức năng có nhiều hoạt động kiểm tra, kiểm soát để hàng hóa của nước ta mang đúng nghĩa "Made in Vietnam", tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp liên doanh, liên kết hoặc vì lợi ích cá nhân mà chấp thuận cho hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam để xuất khẩu.

"Hậu quả của việc này vô cùng lớn, không chỉ thiệt hại về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự quốc gia", ông Thịnh nhấn mạnh.

Ông Thịnh cho hay, một trong những yếu tố dẫn đến sự nghi ngờ của thị trường đối tác đối với hàng hóa Việt Nam là nền kinh tế nước ta chủ yếu là gia công, hoàn thiện và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt là nhóm hàng hóa thường xuyên bị đối tác kiểm tra trước đó như thép, gỗ, vật liệu xây dựng.

Trong đó, thị trường nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, cá biệt có những ngành sản xuất đều nhập khẩu từ quốc gia này, cho dù Chính phủ đã có những phương án để hạn chế nhẩu khẩu và mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu trong nước. Dẫu vậy, đây là định hướng về đường dài, khó có thể tạo ra nguyên liệu trong thời gian ngắn được...

"Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối diện với câu chuyện tổn thất do liên quan đến phòng vệ thương mại nếu không có chế tài mạnh, đủ sức răn đe dành cho trường hợp bất chấp vì lợi ích, lợi nhuận mà làm tổn hại đến danh dự quốc gia. Đơn cử như việc lực

lượng hải quan trong quá trình kiểm tra đã nhiều lần phát hiện ra các container chở hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng dán sẵn mác 'Made in Vietnam' để đưa đi xuất khẩu nước ngoài", ông Thịnh nói.

Đại diện nhóm nghiên cứu các hiệp hội gỗ và Forest Trends chỉ ra các dấu hiệu của một sản phẩm ngành gỗ bị đội lốt hàng Việt Nam như: công ty tham gia xuất khẩu mới được thành lập tại Việt Nam với quy mô sản xuất nhỏ; công ty tập trung vào lắp ráp, đóng gói, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ công ty mẹ tại Trung Quốc; các mặt hàng sản xuất, xuất khẩu từ Việt Nam cũng chính là các mặt hàng trước đó từ Trung Quốc bị Mỹ áp các mức thuế mới; xuất khẩu các mặt hàng này từ các công ty của Trung Quốc ở Việt Nam chủ yếu vào thị trường Mỹ, thông qua mạng lưới tiêu thụ trước đó đã được thiết lập bởi công ty mẹ.

Vị đại diện này khẳng định: "Việc ngăn chặn và giải quyết gian lận thương mại kịp thời và hiệu quả có tính chất sống còn với hàng hóa Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

(VNF) - TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.