VEPR: Việt Nam không thể nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như các nước

Lê Nguyễn - 21/07/2020 13:35 (GMT+7)

(VNF) - VEPR cho rằng nếu thực hiện nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như các nước trên thế giới, Việt Nam sẽ đối diện với tình trạng đồng nội tệ bị mất giá, môi trường đầu tư trở nên rủi ro và dòng vốn FDI bị trì hoãn.

VNF
VEPR: Việt Nam không thể nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như các nước

Trong báo cáo vĩ mô quý II/2020 được công bố sáng nay (21/7), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định: với nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách và việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát, tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước trên thế giới (tức nới lỏng tiền tệ quy mô lớn).

Mặt khác, VEPR cho rằng việc chống dịch và trợ cấp an sinh xã hội đang tạo áp lực lớn lên cán cân ngân sách. Mặc dù chính phủ đang sử dụng các quỹ dự phòng để hỗ trợ an sinh xã hội, nhưng các quỹ này có thể là không đủ vì số lượng đối tượng nhận hỗ trợ rất lớn trong khi ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ còn kéo dài.

"Ưu tiên lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và hỗ trợ các doanh nghiệp còn hoạt động", VEPR khuyến nghị.

Bình luận về các chính sách tài khóa - tiền tệ, đầu tư và xã hội của chính phủ trong giai đoạn hiện nay, VEPR cho rằng: xét về nguyên tắc của chính sách tài khóa mở rộng trong bối cảnh tổng cầu suy giảm, cần lưu ý rằng chính sách ấy không nhất thiết chỉ liên quan đến việc mở rộng chi tiêu công (mà trong nhiều trường hợp rất lãng phí và kém hiệu quả) mà còn liên quan đến việc giảm các nguồn thu, nhờ thế giúp giảm bớt gánh nặng tài khóa của các doanh nghiệp và hộ gia đình.

"Đối với Việt Nam, việc chủ động cắt giảm chi phí bắt buộc như phí và hoãn/giảm thuế đối với doanh nghiệp có giá trị kích thích và hỗ trợ hiệu quả hơn so với cứu trợ hoặc tài trợ trực tiếp", báo cáo nhấn mạnh.

Theo VEPR, các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất sinh kế nên được chính phủ ưu tiên hàng đầu và triển khai nhanh, đúng đối tượng, trước khi người dân rơi vào bi kịch không đáng có.

Đặc biệt, lao động trong khu vực phi chính thức cần được quan tâm hơn khi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và có thể nằm ngoài phạm vi được thụ hưởng chính sách hiện tại.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần có sự phân loại và tập trung hơn.

Cụ thể, việc khoanh/ngưng hoặc miễn giảm các chi phí tài chính như lãi vay và tiền thuê đất nên được áp dụng đối với nhóm doanh nghiệp phải dừng hoạt động;

Các chính sách hoãn đóng bảo hiểm xã hội, giảm tiền thuê đất, giảm lãi vay và khoanh nợ, giãn thu thuế VAT nên được thực hiện với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng còn hoạt động;

Còn với nhóm doanh nghiệp ít, không bị ảnh hưởng hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả thì nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về thể chế và chính sách ngành, bởi họ là nhóm gánh đỡ cho nền kinh tế trong thời điểm này.

Tuy nhiên, VEPR chỉ ra rằng điều đáng lo ngại nhất hiện nay là khả năng giải ngân các gói cứu trợ xã hội có thể chậm hoặc gần như bất khả thi, do mạng lưới thực thi kém hiệu quả và không tạo được niềm tin của người dân. Nói cách khác, "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng" là một vấn đề ngăn cản thực thi các ý tưởng hỗ trợ xã hội quy mô lớn hiện nay.

Về đầu tư công, đây được xem là cách thức tốt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, VEPR nhấn mạnh thúc đẩy đầu tư công không nên là việc tăng chi tiêu công một cách dàn trải, vội vàng, thiếu kiểm soát.

Theo đó, chính phủ chỉ nên đẩy nhanh những dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và đã được bố trí sẵn vốn thực hiện. Việc chia nhỏ dự án thành nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương là cách để tăng mức độ lan tỏa của việc đầu tư.

Song song với thúc đẩy đầu tư công, việc cắt giảm ngân sách thường xuyên (tiêu dùng) tối thiểu 10% cũng là một biện pháp nên được thực hiện nhằm dành nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả do bệnh dịch gây ra.

Đối với chính sách tiền tệ, VEPR cho rằng trong thời điểm hiện nay, chính sách này sẽ ít hiệu quả. Bởi khi dịch bệnh còn tồn tại, nhiều ngành kinh doanh không thể hồi phục, lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, yếu tố lãi suất không hẳn quyết định hành vi đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh vào lúc này.

Dư địa chính sách tiền tệ có thể còn, tuy nhiên việc tính toán dùng vào thời điểm vào và mức độ ra sao cần phải cân nhắc kỹ, vì chính sách tiền tệ còn đối mặt với ràng buộc về lạm phát và giá trị đồng nội tệ (tỷ giá).

Đáng chú ý, VEPR cho rằng cơ hội để phối hợp chính sách ở thời điểm hiện nay là thúc đẩy các dự án xây dựng hạ tầng liên quan đến các khu công nghiệp, thông qua chính sách tín dụng hướng tới lĩnh vực này.

Nếu sự dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc giúp Việt Nam đón nhận thêm các nhà đầu tư mới, cùng những diễn biến của môi trường địa chính trị toàn cầu theo hướng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc càng leo thang, thì việc chuẩn bị một hạ tầng công nghiệp như vậy là có cơ sở và việc cho phép một chính sách tín dụng phù hợp có thể thúc đẩy động lực cho các nhà đầu tư tư nhân và quốc tế.

"Trong ngắn hạn, việc xây dựng các khu công nghiệp có tác dụng kích thích tổng cầu. Trong dài hạn, các khu công nghiệp đi và hoạt động sẽ củng cố tổng cung", VEPR nêu quan điểm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Điểm thú vị ở chuyên đề "Bàn tròn AI" là ghi nhận nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa bạn đọc Việt Nam dễ dàng tới gần hơn với AI, hiểu hơn về AI và từ đó, dần sống chung với AI.

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Thay tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh như mọi năm, năm nay, Gilimex lựa chọn tổ chức ĐHĐCĐ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng cổ đông không đủ để tiến hàng đại hội.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân'

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân'

(VNF) - Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này khó khả thi và không có tác động lên thị trường vàng. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao lại hạn chế quyền mua của người dân?.

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

(VNF) - Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 (trụ sở đóng tại Hà Nội) là nhà thầu thi công Gói thầu số 12: Xây lắp đường dây từ VT27 đến VT32 thuộc dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có tổng kinh phí thực hiện gói thầu 109.5 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư.

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

(VNF) - Trong diễn biến đáng lo ngại mới nhất liên quan tới hãng sản xuất máy bay Boeing, công ty đã thừa nhận hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra máy bay 787 Dreamliner của mình đã bị làm sai lệch. Boeing đã tiết lộ điều này một cách công khai sau khi có tin tức về một cuộc điều của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

(VNF) - Theo SSI, lợi nhuận của HT1 có thể đã chạm đáy trong quý I vừa qua và sẽ bắt đầu phục hồi trong quý II. Sản lượng tiêu thụ của công ty đang có dấu hiệu phục hồi trong tháng 4 và tháng 5.

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

(VNF) - Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra công tác bán vé do giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân.

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng, sổ đỏ).

Sầm Sơn: Tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway chính thức ra mắt thị trường

Sầm Sơn: Tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway chính thức ra mắt thị trường

(VNF) - Sun Property (thành viên Sun Group) ra mắt tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway thuộc quần thể Sun Grand Boulevard tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.