VEPR nghi ngờ Việt Nam trở thành ‘điểm trung chuyển’ hàng Trung Quốc sang Mỹ

Ái Châu Tử - 21/10/2020 09:39 (GMT+7)

(VNF) – VEPR nghi ngờ việc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng đối với một số mặt hàng chỉ thuần túy là tạm nhập tái xuất chứ không phải do sản xuất trong nước được mở rộng.

VNF
Xuất siêu sang Mỹ, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh: Việt Nam chỉ là thị trường tạm nhập tái xuất?

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), 9 tháng năm 2020, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 16,52 tỷ USD - mức kỉ lục trong vòng 15 năm qua - nhờ vào xuất khẩu tăng mạnh trong khi nhập khẩu giảm nhẹ.

Cụ thể, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng ước đạt 202,57 tỷ USD. Điện thoại và linh kiện vẫn là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 36,78 tỷ USD, chiếm 18,16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo sau là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 18,2 tỷ USD, tăng 39,8%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 186,5 tỷ USD. Trong 9 tháng, có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 73,4% tổng giá trị nhập khẩu. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt giá trị cao nhất, chiếm 24,2% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 1,3%...

Xét theo thị trường, trong 9 tháng qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 54,74 tỷ USD, tăng 22,7%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch 57,6 tỷ USD, tăng 4,1%.

Mỹ là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam, đạt 44,36 tỷ USD, tăng 30,8%. Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 25,11 tỷ USD, giảm 7,3%.

VEPR lưu ý việc thặng dư thương mại ngày càng cao với Mỹ có thể khiến quốc gia áp dụng lệnh trừng phạt đối với Việt Nam, dưới hình thức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu.

Ngoài ra, VEPR lưu ý rằng Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tạm nhập tái xuất của Trung Quốc nhằm tránh lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hàng hóa của nước này.

Cơ sở của lưu ý này là các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu nhiều sang Mỹ chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu nhiều mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng từ Trung Quốc.

“Vì thế, tất cả con số thống kê nêu trên về sự tăng trưởng đột ngột của nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu sang Mỹ cho cùng một số loại mặt hàng nhiều khả năng chỉ thuần túy là tạm nhập tái xuất chứ không phải do sản xuất trong nước được mở rộng”, VEPR bình luận.

Tổ chức này khuyến nghị Chính phủ nên có những chính sách thắt chặt các quy định về nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào công nghiệp nhập khẩu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

(VNF) - Ramond Holdings vừa xuất hiện trên thị trường với tư cách nhà phát triển bất động sản với các dự án liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đáng chú ý, 3 cổ đông lớn của công ty gồm bà Phạm Thị Lan Phương và 2 người con của ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

(VNF) - Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq ngày 12/5 cho biết các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq, khi vòng cấp phép thăm dò hydrocarbon của quốc gia Trung Đông này tiếp tục bước sang ngày thứ hai.

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

(VNF) - Khách hàng mua bảo hiểm năm thứ 2, đã qua thời gian chờ và nằm trong phạm vi bảo hiểm "chi trả" 100%, đi cắt polyp đại tràng có gây mê tại phòng khám đa khoa Thu Cúc. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ để làm thanh toán thì VBI từ chối chi trả với lý: Đây là thủ thuật, không phải phẫu thuật.

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

(VNF) - Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển y tế Thành Đông làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ.

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

(VNF) - Nhiều vấn đề trong Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 vẫn đang được đưa ra bàn luận và đề xuất chỉnh sửa.

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

(VNF) - Hải Dương sẽ đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án nhà ở và khu đô thị tại Hải Dương với tổng diện tích hơn 5ha.

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

(VNF) - Kể từ khi Nghị định 24 ra đời, doanh thu của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) liên tục giảm mạnh. Năm 2024, thay vì vàng miếng, SJC chọn tập trung vào mảng kinh doanh trang sức.

10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024: Mitsubishi Xpander dẫn đầu, Honda CR-V xếp đáy

10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024: Mitsubishi Xpander dẫn đầu, Honda CR-V xếp đáy

(VNF) - Mitsubishi Xpander tiếp tục giữ "ngôi vương" trong bảng xếp hạng 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024. Trong khi đó, mẫu sedan "quốc dân" Toyota Vios quay trở lại cuộc đua với vị trí thứ 3 và đứng đáy bảng xếp hạng là Honda CR-V.

Qua 1 đợt 'sốc' tỷ giá, nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn

Qua 1 đợt 'sốc' tỷ giá, nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn

(VNF) - Tỷ giá tăng mạnh gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp có khoản nợ vay bằng USD hay nhập khẩu lớn. Nhiều doanh nghiệp báo lỗ đậm ngay quý đầu năm. Để hạn chế thiệt hại từ tỷ giá, nhiều doanh nghiệp đang hướng về thị trường nội địa.

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".