VCCI: 'Nhiều thông tư kém chất lượng, phải tạm ngưng hiệu lực sau thời gian ngắn thi hành'

Kỳ Thư - 29/11/2022 13:34 (GMT+7)

(VNF) -VCCI cho biết trong hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, mặc dù các văn bản cấp luật, nghị định có tinh thần tiến bộ rất rõ nhưng khi xuống đến thông tư, công văn lại nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc.

VNF
Khảo sát của VCCI cho thấy, còn nhiều thông tư “kém chất lượng”, buộc phải tạm ngưng hiệu lực sau thời gian ngắn thi hành

VCCI cho biết, hiện nay, các cơ quan chính sách tập trung nhiều vào các văn bản cấp luật, nghị định. Trong khi đó, với đặc thù của hệ thống pháp luật nước ta, việc một quy định có thể thực thi trên thực tế phụ thuộc lớn vào các quy định tại thông tư, thậm chí là công văn.

Vì vậy, có hiện tượng là các văn bản cấp luật, nghị định có tinh thần tiến bộ rất rõ, nhưng khi xuống đến đến thông tư, công văn lại nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc, khiến tính cải cách của chính sách không phát huy trên thực tế.

Thông tư, công văn là cầu nối, chuyển tải các chính sách trong các quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào cuộc sống. Với tính chất này, chất lượng của thông tư, công văn sẽ tác động khá lớn đến hoạt động động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí là tính thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.

Tuy nhiên thực tế khảo sát của VCCI cho thấy, còn nhiều thông tư “kém chất lượng”, buộc phải tạm ngưng hiệu lực sau thời gian ngắn thi hành. Chẳng hạn như Thông tư 15/2019/TT- BKHCN về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ” bị ngưng hiệu lực thi hành khi mới phát sinh hiệu lực khoảng 8 tháng.

Bên cạnh đó, trong một số lĩnh vực, dù không cần thiết phải ban hành thông tư nhưng văn bản này vẫn ra đời. Đơn cử như Thông tư 38/2014/TT-BTC, Thông tư 60/2021/TT-BTC quy định chi tiết về tài liệu trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thẩm định giá trong khi Nghị định 89/2012/NĐ-CP, Nghị định 12/2021/NĐ-CP dù Luật Giá không ủy quyền.

Một số lĩnh vực lại quá lệ thuộc vào thông tư như lĩnh vực thuế, dường như doanh nghiệp chỉ biết đến thông tư để áp dụng. Hiện, lĩnh vực này có hơn 70 thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2010, 2017 trong lĩnh vực thuế.

Đối với chất lượng công văn, VCCI chỉ ra, còn chưa thống nhất giữa các cơ quan nhà nước khi vận dụng quy định trong văn bản quy phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể. Thậm chí, các cơ quan quản lý nhà nước lại có cách diễn giải khác nhau, tạo ra sự lúng túng trong thực hiện và gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Ví dụ, cùng là một loại hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan xác định là “hàng hóa mỹ phẩm”, trong khi cơ quan quản lý về dược lại xác định là “trang thiết bị y tế”.

Chưa kể, một số nội dung công văn của cơ quan quản lý nhà nước không đủ độ tin cậy, khiến doanh nghiệp gặp khó khi không biết nên thực hiện theo hướng nào.

Đáng chú ý, có công văn nội dung đủ rõ ràng nhưng lại chưa chính xác với tinh thần của quy định, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động. Ví dụ: Công văn số 4065/TCHQ-TXNK ngày 17/08/2021 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn chưa chính xác về quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP…

Theo VCCI, thông tư và công văn hiện chiếm tới 68% tổng số lượng văn bản quy phạm pháp luật ban hành. Theo quy định, thông tư không được quy định về điều kiện kinh doanh và không được làm phát sinh thêm thủ tục hành chính nếu không được ủy quyền.

Thông tư kém chất lượng sẽ tạo nên rủi ro cho môi trường kinh doanh, khi quy định tác động đến doanh nghiệp lại không được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, VCCI cho rằng, để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, cần có cơ chế kiểm soát tốt hơn đối với nội dung của công văn để ngăn chặn tuyệt đối tình trạng công văn ban hành các quy phạm pháp luật;

Đồng thời, cần có cơ chế để tăng tính trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong xử lý và trả lời vướng mắc doanh nghiệp; công khai các công văn trả lời doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan này.

Đây sẽ là nguồn rất tốt để doanh nghiệp nhận biết các thông tin về áp dụng pháp luật cho các trường hợp tương tự và cũng là cách thức giám sát hoạt động trả lời, giải quyết vướng mắc của cơ quan nhà nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phú Thành Hải Dương muốn bỏ 210 tỷ làm khu dân cư tại Thanh Miện

Phú Thành Hải Dương muốn bỏ 210 tỷ làm khu dân cư tại Thanh Miện

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Phú Thành Hải Dương đã nộp hồ sơ để làm Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư mới thôn Đoàn Phú, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện.

Vừa giáng đòn lên 18 tỷ USD hàng Trung Quốc, Mỹ kêu gọi châu Âu cùng hành động

Vừa giáng đòn lên 18 tỷ USD hàng Trung Quốc, Mỹ kêu gọi châu Âu cùng hành động

(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) can thiệp khẩn cấp để làm giảm mức xuất khẩu ngày càng tăng của công nghệ xanh giá rẻ của Trung Quốc bao gồm các tấm pin mặt trời và tua-bin gió, thúc đẩy các nhà lãnh đạo châu Âu tiến tới một cuộc chiến thương mại toàn diện.

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Dũng Lợi trúng 8/9 gói thầu ở Nha Trang

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Dũng Lợi trúng 8/9 gói thầu ở Nha Trang

Công an tỉnh Khánh Hòa đang xác minh nguồn tin liên quan đến hoạt động đấu thầu các dự án do Ban Quản lý dịch vụ công ích, Phòng Quản lý đô thị TP Nha Trang làm chủ đầu tư.

Ấn Độ nhập khẩu 46,5 tỷ USD dầu từ Nga, thâm hụt thương mại tăng gấp 8 lần

Ấn Độ nhập khẩu 46,5 tỷ USD dầu từ Nga, thâm hụt thương mại tăng gấp 8 lần

(VNF) - Ấn Độ đã nhập khẩu lượng dầu thô trị giá hơn 46 tỷ USD từ Nga trong năm tài chính 2024, ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại.

Nở rộ app công nghệ bất động sản: Rời rạc và đơn điệu

Nở rộ app công nghệ bất động sản: Rời rạc và đơn điệu

(VNF) - Ứng dụng (app) công nghệ về bất động sản hiện nay vẫn còn khá rời rạc, đơn điệu. Nhưng để tạo ra một app công nghệ có tích hợp đầy đủ công năng không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp công nghệ - bất động sản phải đầu tư dài hơi, nắm vững thị trường.

Hai doanh nghiệp 'so găng' làm khu dân cư 176 tỷ tại Hà Tĩnh

Hai doanh nghiệp 'so găng' làm khu dân cư 176 tỷ tại Hà Tĩnh

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư tài chính H&A và Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Thi là 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư tại xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

DN của đại gia Đường 'bia' bị ngân hàng bán tài sản để siết nợ

DN của đại gia Đường 'bia' bị ngân hàng bán tài sản để siết nợ

(VNF) - Ngân hàng đang chào bán tài sản đảm bảo cho khoản vay của CTCP Đường Man của ông Nguyễn Hữu Đường (Đường 'bia') với giá 482,5 tỷ đồng. CTCP Đường Man ngập trong thua lỗ 4 năm liên tiếp, chưa thể trả nợ lãi trái phiếu.

Sáng nay, Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Sáng nay, Quốc hội bầu Chủ tịch nước

(VNF) - Theo chương trình kỳ họp thứ 7, sáng nay (22/5) Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026.

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

(VNF) - Dù thị trường được đánh giá là chững lại, tuy nhiên các chủ đầu tư vẫn chào giá căn hộ dự án mới tại TP.HCM với mức giá từ 50.000.000 đồng/m2 trở lên.

Loạt dự án BĐS ở Quảng Nam được gia hạn tiến độ

Loạt dự án BĐS ở Quảng Nam được gia hạn tiến độ

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã ban hàng loạt văn bản điều chỉnh tiến độ thực các dự án bất động sản trên địa bàn địa phương này.