Vay vốn 91 tỷ USD theo 'Vành đai Con đường', Indonesia đòi Trung Quốc lập quỹ hỗ trợ

Hồng Vân - 04/07/2019 15:32 (GMT+7)

Indonesia đã yêu cầu Trung Quốc thành lập một quỹ đặc biệt trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) nhằm đầu tư vào Indonesia sau khi nước này ký kết hàng loạt dự án với Trung Quốc với tổng trị giá lên tới 91 tỷ USD.

VNF
Tổng thống Joko Widodo nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 diễn ra vào cuối tuần trước. (Nguồn: Tomohiro Ohsumi/Pool via REUTERS/File Photo)

Đáng nói, theo Reuters, Indonesia đã không nằm trong số những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc vay vốn hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc để tạo ra Con đường tơ lụa hiện đại.

Indonesia cho biết, lý do thành lập quỹ này là vì họ đã khẳng định bất kỳ khoản vay nào trong khuôn khổ BRI đều được thực hiện trên cơ sở kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để tránh việc chính phủ tham gia nếu vỡ nợ.

Theo đó, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo đã đưa ra yêu cầu về việc lập một quỹ đặc biệt trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati nói với các phóng viên.

Bà Indrawati cũng được giao trách nhiệm thiết kế cơ cấu quỹ, bao gồm đề xuất với Trung Quốc về quy mô của quỹ và các tiêu chí cho các khoản vay từ nó.

“Hiện tại, tôi đang thực hiện một nghiên cứu về hình thức, cơ chế, quy mô của nó và tất nhiên là hậu quả của chi phí các dự án”, bà nói.

Bên cạnh đó, ông Luhut Pandjaitan, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải của Indonesia, nói riêng với các phóng viên rằng quỹ này nên cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp liên quan đến đầu tư vào Indonesia, và các công ty nước ngoài hợp tác với công ty Indonesia.

Ông Pandjaitan trước đây cho biết chính phủ Indonesia đã đề nghị Trung Quốc tham gia vào khoảng 30 dự án, trị giá 91 tỷ USD trong Diễn đàn Vành đai Con đường được tổ chức lần thứ hai vào tháng 4 vừa qua.

Liên doanh BRI lớn nhất ở Indonesia là một dự án đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD nối thủ đô Jakarta với trung tâm dệt may của thành phố Bandung, được trao cho một tập đoàn của các công ty nhà nước Trung Quốc và Indonesia thực hiện từ năm 2015.

Tuy nhiên, dự án đã phải đối mặt với vấn đề sở hữu đất đai.

Bên cạnh đó, một dự án gây tranh cãi khác là nhà máy thủy điện trị giá 1,5 tỷ USD, được tài trợ bởi các ngân hàng Trung Quốc và được xây dựng bởi công ty nhà nước Trung Quốc Sinohydro. Nhưng nhà máy thủy điện này lại nằm ở trung tâm của rừng mưa nhiệt đới Batang Toru trên đảo Sumatra, nơi sinh sống của loài đười ươi đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Vào hôm qua (3/7), ông Agus Djoko Ismanto, một giám đốc điều hành của nhà phát triển nhà máy điện PT North Sumatra Hydro Energy, vừa phủ nhận việc nhà máy thủy điện này phá vỡ môi trường sống của đười ươi. Ông nói với các phóng viên rằng 11% công trình đã hoàn thành và nó sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2022.

Xem thêm >> Trung Quốc yêu cầu Anh ‘chớ nhúng tay’ vào vấn đề Hong Kong

Theo Dân Trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

(VNF) - Có tới 91,6% tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) nằm ở các khoản phải thu; 7% khác nằm ở hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

(VNF) - Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. HCM tuyên án đối với 24 trong tổng số 43 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm tại phiên xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Cục Thuế TP. HCM.

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.