Vaccine Covid-19 khiến tài sản của nhiều tỷ phú bay hơi

Thảo Cao - 25/02/2021 07:20 (GMT+7)

Nhiều tỷ phú ngành chăm sóc sức khỏe chứng kiến tài sản tăng vọt sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, sự xuất hiện của vaccine khiến gió đảo chiều.

VNF
(Ảnh minh họa)

Dịch Covid-19 đã tạo ra khối tài sản khổng lồ cho các doanh nhân ngành chăm sóc sức khỏe. Nhưng giờ, một số có thể bốc hơi. Hãng tin Bloomberg dẫn trường hợp của nhà sản xuất bộ dụng cụ thử nghiệm Covid-19 Seegene và công ty công nghệ sinh học Alteogen.

Khi cổ phiếu của các công ty này tăng vọt trong năm 2020, những nhà sáng lập đã lọt vào danh sách tỷ phú. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi vaccine Covid-19 được triển khai, họ đã rớt khỏi danh sách này, theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index. Cổ phiếu của hai công ty lao dốc hơn 41%.

Các nhà sản xuất găng tay ở Malaysia cũng trải qua những câu chuyện tương tự. Tính đến tháng 8/2020, ngành công nghiệp này đã sản sinh thêm ít nhất 5 tỷ phú nhờ nhu cầu đồ bảo hộ tăng vọt. Tháng trước, cổ phiếu của các công ty này giảm hơn 40% kể từ mức cao, xóa 9 tỷ USD khỏi túi tiền của những nhà sáng lập.

Ông Lim Wee Chai, nhà sáng lập nhà sản xuất găng tay cao su hàng đầu Top Glove. Ảnh: Bloomberg.

"Khối tài sản tạm bợ"

Nhiều tỷ phú khác cũng chứng kiến tài sản bay hơi. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra những "khối tài sản tạm bợ". Khi các nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu, một số cổ phiếu chứng kiến những ngày dao động đến hơn 20%.

"Có vẻ như các tài sản tăng lên nhờ sự bùng nổ về nhu cầu - chẳng hạn như bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 hoặc công nghệ sinh học - sẽ không tiếp tục phát triển khi mọi thứ ổn định trở lại", Bloomberg dẫn lời ông Park Ju-gun, Chủ tịch CEOScore (có trụ sở tại Seoul) bình luận.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu tăng vọt về bộ dụng cụ xét nghiệm virus, đồ bảo hộ và các phương pháp điều trị căn bệnh này.

Các công ty như Seegene, Alteogen và Top Glove Corp đều nhanh chóng bước chân vào cuộc đua. Seegene đã phát triển một bộ xét nghiệm Covid-19 hồi cuối tháng 1/2020, trong khi Alteogen cấp phép công nghệ tiêm cho phép bệnh nhân tự sử dụng thuốc.

Ngành công nghiệp sản xuất găng tay ở Malaysia đã sản sinh thêm ít nhất 5 tỷ phú nhờ nhu cầu đồ bảo hộ tăng vọt. Ảnh: Bloomberg.

Nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới Top Glove Corp cũng tăng cường sản xuất. Họ đặt mục tiêu sản xuất 110 tỷ bộ quần áo bảo hộ hàng năm vào tháng 12.

Mỗi cổ phiếu đã tăng ít nhất 500% vào thời điểm đạt đỉnh hồi năm ngoái. Riêng giá cổ phiếu Seegene tăng tới 919% trong tháng 8 khi nhu cầu bộ dụng cụ thử nghiệm tăng lên. Thậm chí, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đến thăm trụ sở chính của Seegene ở Seoul.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng kêu gọi cung cấp thêm các thiết bị y tế giúp chống virus. "Chưa bao giờ tôi thấy áp lực như vậy trong đời", ông Chun Jong-yoon, nhà sáng lập Seegene, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 6/2020.

Hãm đà phát triển

Tuy nhiên, việc triển khai vaccine Covid-19 đã kìm hãm sự phát triển của các công ty này. Cổ phiếu của Seegene và Alteogen đồng loạt sụt giảm do nỗi lo ngại về khả năng duy trì đà tăng trưởng. Doanh thu năm 2020 của Seegene tăng 10 lần, trong khi doanh thu của Alteogen tăng gấp 2 vào quý III/2020.

Ông Chun và gia đình - sở hữu tổng cộng 31% cổ phần Seegene - hiện nắm giữ khối tài sản trị giá 840 triệu USD. Hồi năm ngoái, con số này là 1,6 tỷ USD.

Trong khi đó, ông Park Soon-jae và gia đình - kiểm soát tổng cộng 25% cổ phần Alteogen - sở hữu 830 triệu USD, giảm từ mức cao 1,4 tỷ USD vào năm ngoái. Kể từ tháng 10/2020, gần 2,2 tỷ USD đã bốc hơi khỏi túi tiền của gia đình nhà sáng lập Top Glove, ông Lim Wee Chai.

Tài sản của ông Thai Kim Sim của Supermax Corp., ông Kuan Kam Hon của Hartalega Holdings Bhd. và ông Lim Kuang Sia của Kossan Rubber Industries Bhd. đều giảm hơn 1,2 tỷ USD, trong khi ông Wong Teek Son của Riverstone Holdings Ltd. đã rớt khỏi danh sách tỷ phú.

Bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 của Seegene. Ảnh: Bloomberg.

Một số công ty công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe từng sản sinh ra hàng loạt tỷ phú mới tại Trung Quốc cũng đã sụp đổ, bao gồm nhà sản xuất các sản phẩm băng gạc và khẩu trang y tế Allmed Medical Products Co. và Guangzhou Wondfo Biotech Co.

Một số người siêu giàu mới cũng tận dụng sự biến động của thị trường. Lims of Top Glove đã mua gần 23 triệu USD cổ phiếu kể từ đầu tháng 12 khi cổ phiếu giảm giá nhằm tăng quyền kiểm soát công ty.

Gia đình Park của Alteogen đã thu khoảng 12 triệu USD từ việc bán bớt cổ phiếu tính đến tháng 9, trong khi nhà Chun cũng bán một số cổ phiếu của Seegene.

Với sự ra đời của vaccine ngừa Covid-19, gió đã đảo chiều. “Việc giá cổ phiếu tăng chóng mặt vốn là một điều không hợp lý. Không chắc các công ty có thể tăng trưởng với tốc độ tương tự”, ông Nirgunan Tiruchelvam, trưởng bộ phận nghiên cứu cổ phiếu lĩnh vực tiêu dùng tại Tellimer, bình luận.

“Chúng ta sẽ chứng kiến ​​dòng tiền chuyển từ các cổ phiếu virus sang cổ phiếu vaccine”, ông dự báo.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.Hội An đề nghị thanh tra Công ty Mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam

TP.Hội An đề nghị thanh tra Công ty Mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam

(VNF) - TP. Hội An xác định Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam có dấu hiệu vi phạm. Do đó, UBND TP. Hội An kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam tiến hành thanh tra tình hình thực hiện dự án của DN này.

PVT 'nổi sóng': Đội tàu lớn nhất Việt Nam vượt đỉnh lịch sử

PVT 'nổi sóng': Đội tàu lớn nhất Việt Nam vượt đỉnh lịch sử

(VNF) - Bất chấp “cơn gió ngược” mang tên giá dầu giảm, với thông tin tích cực từ phát hiện của PetroVietnam cùng triển vọng hưởng lợi từ căng thẳng Biển Đỏ và kết quả kinh doanh rực rỡ, cổ phiếu PVT của PV Trans vẫn băng băng vượt đỉnh lịch sử.

Hà Nam: Tìm chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân 900 tỷ đồng

Hà Nam: Tìm chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân 900 tỷ đồng

(VNF) - Hà Nam đang kêu gọi đầu tư cho dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân và nhà ở xã hội tại địa bàn các xã Đồng Hóa, Nhật Tân, Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Ngân hàng Nhà nước ra tay can thiệp, tỷ giá dần hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước ra tay can thiệp, tỷ giá dần hạ nhiệt

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều động thái can thiệp nhằm ổn định tỷ giá, đặc biệt là bán ngoại tệ giao ngay và đấu thầu vàng. Tỷ giá USD/VND đã dần hạ nhiệt và được dự báo sẽ giảm từ quý III.

Vi phạm bảo vệ môi trường, Evergreen Bắc Giang bị xử phạt 320 triệu đồng

Vi phạm bảo vệ môi trường, Evergreen Bắc Giang bị xử phạt 320 triệu đồng

(VNF) - Công ty Evergreen Bắc Giang bị xử phạt 320 triệu đồng do không có giấy phép môi trường theo quy định.

Báo động: Hàng không chỉ còn 170 máy bay

Báo động: Hàng không chỉ còn 170 máy bay

(VNF) - Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) thông tin, tính đến ngày 8/5/2024, tổng số máy bay của các hãng hàng không nội địa là 199 chiếc, trong đó số lượng máy bay đang khai thác dao động từ 165 - 170 chiếc.

Tuyến đường 3.500 tỷ chậm tiến độ, Quảng Ngãi cảnh báo xử nghiêm nhà thầu

Tuyến đường 3.500 tỷ chậm tiến độ, Quảng Ngãi cảnh báo xử nghiêm nhà thầu

(VNF) - Theo Sở Giao thông - Vận tải Quảng, hiện dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi chậm tiến độ mọi mặt. Cụ thể, đến nay bàn giao mặt bằng mới chỉ đạt 15,5%; giá trị thi công đạt gần 4 tỷ đồng/2.350 tỷ đồng, tương đương 0,17%.

Phú Yên: Huy động 19.000 tỷ đồng xây hơn 19.000 căn nhà

Phú Yên: Huy động 19.000 tỷ đồng xây hơn 19.000 căn nhà

(VNF) - Trong năm 2024, tỉnh Phú Yên dự kiến triển khai 120 dự án nhà ở với khoảng 19.296 căn hộ/nhà, tổng vốn đầu tư là 19.328 tỷ đồng.

Wuling Mini EV có cơ hội đấu lại VinFast VF 3?

Wuling Mini EV có cơ hội đấu lại VinFast VF 3?

(VNF) - Giá bán mang tính cạnh tranh, hệ thống trạm sạc phủ sóng toàn quốc, kích thước lớn, nhiều tính năng tiện nghi vượt trội là những ưu thế của VinFast VF 3 trước đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc - Wuling Mini EV.

Số hóa để minh bạch dòng tiền, giúp phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Số hóa để minh bạch dòng tiền, giúp phòng chống tham nhũng, tiêu cực

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chuyển đổi số ngành ngân hàng đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, từ đó giúp minh bạch dòng tiền, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.