Vạ lây vì quyết định của Fed: Thị trường đồng hồ xa xỉ sụt giảm tồi tệ

Bảo Anh - 01/08/2023 06:01 (GMT+7)

(VNF) - Theo WatchCharts Overall Market Index - nơi theo dõi sự biến đổi giá của 60 hãng đồng hồ thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet, thị trường thứ cấp cho đồng hồ hạng sang ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm trở lại đây.

VNF
Chỉ số thị trường của Rolex cho thấy hơn 30 mẫu sản phẩm có giá trị nhất đã giảm 12,5% so với một năm trước

Kể từ cuối năm 2022, giới đầu tư đã không ngừng xôn xao, đồn đoán và đưa ra hàng loạt các câu hỏi về việc liệu rằng chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán Mỹ đến đâu?

Rất rõ ràng, sau nhiều đợt tăng lãi suất liên tiếp, Fed đã tạo ra một “làn sóng lớn” cho nền kinh tế toàn cầu, một trong số đó có thể kể đến sự suy thoái của thị trường đồng hồ hạng sang thứ cấp.

Cổ phiếu các tập đoàn chuyên kinh doanh đồng hồ xa xỉ hoạt động kém năng suất kể từ tháng 3/2022, khi Fed bắt đầu tăng lãi suất.

Việc Fed liên tục áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ trong 5 quý vừa qua được coi là nguyên nhân chính khiến giá đồng hồ “lao dốc không phanh”. Lý do được cho là bởi lãi suất bị đẩy lên cao đã làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, kích thích các nhà đầu tư giảm chi tiêu vào xa xỉ phẩm và tăng cường tiết kiệm hơn trước.

WatchCharts Overall Market Index ghi nhận giảm 32% so với mức cao nhất vào tháng 3/2022. Riêng đối với các sản phẩm Rolex, dữ liệu cho thấy giá trị thị trường của các mẫu đồng hồ này đã giảm 27%, cũng so với mốc tháng 3/2022.

Những chiếc đồng hồ càng đắt tiền càng phải hứng chịu sự sụt giảm tồi tệ. Trong 12 tháng qua, các sản phẩm từ 5.000  – 10.000 USD ghi nhận giảm 6,8%, trong khi các mẫu từ 10.000 - 20.000 USD giảm 10,4% và những mẫu trong tầm giá từ 50.000 – 100.000 USD đã giảm tới hơn 15%.

Trong số đó, một vài các thương hiệu đồng hồ sang trọng cho rằng doanh nghiệp của họ bị thiệt hại lớn hơn nhiều so với các thương hiệu khác. Chỉ số thị trường của Rolex cho thấy hơn 30 mẫu sản phẩm có giá trị nhất đã giảm 12,5% so với một năm trước.

Không khá khẩm hơn, chỉ số thị trường của hãng đồng hồ Patek Philippe mất 18% và Audemars Piguet còn tệ hơn khi giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thua lỗ lớn nhất của hãng này tính đến thời điểm hiện tại.

Giá của Rolex, Patek Philippe và Piguet từng đạt mức cao kỷ lục vào đầu năm 2022. Trong đó, doanh số bán đồng hồ đã qua sử dụng đạt 22 tỷ USD vào năm 2021, gần bằng 1/3 thị trường đồng hồ xa xỉ, theo một báo cáo của hãng tư vấn Boston Consulting Group.

Tuy có sự sụt giảm trong một năm trở lại đây, song nếu xét trong khoảng thời gian dài, chỉ số Rolex vẫn tăng thêm 55% so với 5 năm trước.

“Nếu so với các khoản đầu tư truyền thống, đồng hồ xa xỉ có tuổi thọ lâu và thường vẫn hoạt động tốt sau khoảng thời gian dài. Từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2023, mức giá trung bình của các sản phẩm cũ đến từ 3 thương hiệu đồng xa xỉ lớn nhất thế giới, Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet, đều tăng với tốc độ hàng năm là 20%. Suy thoái trong thời kỳ đại dịch và sự hỗn loạn của nền kinh tế hiện tại vẫn khó có thể ảnh hưởng tới cả thị trường xa xỉ phẩm”,  Boston Consulting Group nhận định.

Theo Markets Insider
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân do Công ty TNHH Long Sơn đề xuất, dự kiến triển khai tại khu bến cảng Thị Vải, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.