Ukraine chặn điểm trung chuyển, dòng chảy khí đốt Nga-châu Âu giảm 1/4

Quỳnh Anh - 12/05/2022 17:58 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 11/5, dòng khí đốt của Nga đến châu Âu qua Ukraine đã giảm 1/4 sau khi Kyiv ngừng sử dụng một tuyến đường vận chuyển chính do lực lượng Nga chiếm đóng, dánh dấu lần đầu tiên hoạt động xuất khẩu khí đốt qua Ukraine bị gián đoạn kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu.

VNF
Điểm trung chuyển mà Ukraine đóng cửa thường xử lý khoảng 8% lượng khí đốt của Nga đến châu Âu.

Trong một diễn biến mới nhất sau khi GTSOU, công ty vận hành hệ thống khí đốt của Ukraine, cho biết họ sẽ đình chỉ các dòng chảy từ Nga tới châu Âu qua điểm trung chuyển Sokhranovka do “bất khả kháng”, Gazprom của Nga cho biết công ty vẫn tiếp tục việc vận chuyển cho các khách hàng của mình.

Tuy nhiên, khối lượng khí đốt được vận chuyển từ Nga sang châu Âu qua hệ thống đường ống Ukraine vào ngày 11/5 đã giảm xuống 72 triệu mét khối (mcm), thay vì công suất 95,8mcm như 1 ngày trước đó.

Gazprom cũng cho biết sự việc này đã khiến an ninh của nguồn cung cấp khí đốt bị suy yếu.

Được biết, GTSOU buộc phải đình chỉ các dòng chảy qua điểm Sokhranovka do Nga đã đóng 2 van trong mạng lưới khí đốt trên lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng và giá trị khí đốt bị mất có thể lên tới khoảng 1 tỷ USD/tháng.

Điểm trung chuyển mà Ukraine đóng cửa thường xử lý khoảng 8% lượng khí đốt của Nga đến châu Âu. Hành lang Ukraine chủ yếu gửi khí đốt đến Áo, Ý, Slovakia và các quốc gia Đông Âu khác.

GTSOU đề xuất chuyển hướng giao hàng cho châu Âu đến điểm nhập cảnh Sudzha, điểm lớn nhất trong hai điểm giao nhau của Ukraine mà không phải trả thêm phí nhưng Gazprom cho biết về mặt kỹ thuật không thể chuyển toàn bộ khối lượng sang tuyến đường này.

Đường ống dẫn khí đốt qua điểm Sokhranovka chạy qua vùng Luhansk của Ukraine, một phần nằm trong tầm kiểm soát của phe ly khai thân Nga. Trong khi đó, Sudzha nằm xa hơn về phía tây bắc.

Về phía Moscow, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga vẫn cam kết thực hiện các thỏa thuận cung cấp khí đốt, khi được yêu cầu bình luận về mâu thuẫn với Ukraine về tuyến đường vận chuyển.

Sự gián đoạn hôm 11/5 đã khiến giá khí đốt chuẩn của châu Âu trong quý thứ 3 lên tới 100 EUR/megawatt giờ khi thị trường mở cửa trước khi giảm trở lại. Giá cao hơn 250% so với mức 1 năm trước.

Theo công ty tư vấn Rystad Energy, lưu lượng khí hàng ngày qua Sokhranovka đã đạt mức trung bình 23mcm trong tháng này, thấp hơn 20% so với tháng trước. Năm ngoái, EU đã nhập khẩu tổng thể khoảng 155 tỷ mét khối (bcm) khí đốt từ Nga.

Hầu hết các nước châu Âu đã cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong những năm gần đây nhưng nước này vẫn là nhà cung cấp hàng đầu của EU.

Một số quốc gia có các nguồn cung cấp thay thế, mặc dù việc thay thế tất cả các dòng chảy của Nga là một thách thức do thị trường khí đốt toàn cầu đã thắt chặt ngay cả trước chiến sự tại Ukraine.

Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik cho biết dòng khí đốt đến Slovakia từ Ukraine vẫn ổn định và không có dấu hiệu của vấn đề nguồn cung cấp, trong khi Tập đoàn năng lượng Áo OMV (OMVV.VI) cho biết việc giao khí đốt của họ đang hoạt động theo yêu cầu.

Châu Âu cũng nhận khí đốt của Nga qua Ba Lan thông qua đường ống Yamal-Europe và qua đường ống Nord Stream 1 dưới Biển Baltic tới Đức.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết việc vận chuyển khí đốt đến Đức vẫn ổn định, không có lý do gì để chuyển sang giai đoạn tiếp theo của kế hoạch khẩn cấp sau khi bắt đầu giai đoạn đầu tiên vào tháng 3.

Tại Ý - quốc gia năm ngoái đã tiêu thụ 76 tỷ m3 (bcm) khí đốt, khoảng 40% trong số đó được nhập khẩu từ Nga thông qua Ukraine - Bộ trưởng chuyển tiếp năng lượng Roberto Cingolani cho biết các động thái tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế sẽ chấm dứt sự phụ thuộc của nước này vào Moscow vào nửa cuối năm 2024.

Tuy nhiên, các biện pháp cần được thực hiện theo từng giai đoạn và ông cảnh báo việc ngừng các dòng chảy của Nga trong tháng này sẽ tạo ra một vấn đề nghiêm trọng trong việc lấp đầy các địa điểm lưu trữ trước mùa đông.

Châu Âu hiện cũng đang chạy đua để xây dựng một vùng đệm khí dự trữ để giúp đối phó với khả năng gián đoạn nguồn cung và giảm đòn bẩy của Nga.

Xem thêm >> Ukraine ngắt van khí đốt từ Nga sang châu Âu

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

(VNF) - Dự án cầu bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng có tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng được khởi công vào tháng 12/2022.

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

(VNF) - UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại TP Bảo Lộc và Đà Lạt.