Tuyên bố cứng rắn với năng lượng Nga, EU vẫn chưa thể 'xuống tay' với dầu khí

Quỳnh Anh - 08/04/2022 11:31 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 7/3, các quốc gia Liên minh châu Âu đã đồng ý cấm nhập khẩu than của Nga, đánh dấu biện pháp trừng phạt đầu tiên nhằm vào ngành năng lượng của Moscow. Tuy nhiên khối vẫn chưa quyết định được thời gian để hoàn toàn ngừng nhập khẩu than từ Nga, đồng thời chưa có ý định cấm dầu mỏ hay khí đốt.

VNF
Đồng thuận trừng phạt năng lượng Nga nhưng EU mới chỉ dừng lại ở loại nhiên liệu có khối lượng nhập khẩu ít nhất từ Moscow.

Việc EU loại bỏ nhập khẩu than của Nga là biện pháp nền tảng trong gói trừng phạt thứ năm chống lại Nga mà Ủy ban EU đề xuất trong tuần này, như một phản ứng trước các vụ giết dân thường ở thị trấn Bucha của Ukraine.

Sau khi được thông qua, đây sẽ là lệnh cấm đầu tiên của EU đối với bất kỳ hoạt động nhập khẩu năng lượng nào từ Nga kể từ khi Điện Kremlin bắt đầu "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào ngày 24/2.

Ủy ban điều hành của EU cho biết lệnh cấm than sẽ khiến Nga thiệt hại 4 tỷ EUR (4,4 tỷ USD) mỗi năm. Các nhà phân tích năng lượng và các nhà nhập khẩu than cho rằng châu Âu có thể thay thế nguồn cung của Nga trong vài tháng tới từ các nước khác, bao gồm cả Mỹ.

Ban đầu, Ủy ban EU đã đề xuất thời hạn 3 tháng cho các hợp đồng hiện có, có nghĩa là Nga vẫn có thể xuất khẩu than sang EU trong 90 ngày sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt, theo Reuters.

Tuy nhiên, điều kiện thời gian dường như đã được kéo dài thêm 1 tháng, tức Nga hoàn toàn có thể tiếp tục đưa than sang châu Âu trong vòng 4 tháng sau khi các biện pháp trừng phạt chính thức có hiệu lực. Theo nguồn tin của Reuters, nguyên nhân cho sự thay đổi này là do sức ép từ Đức, quốc gia nhập khẩu than Nga chính ở EU.

Dự kiến các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực vào cuối tuần này, sau khi được công bố chính thức trên tạp chí của khối ngày 8/3. Như vậy, các công ty Nga sẽ có thể xuất khẩu than sang EU cho đến giữa tháng 8 theo các hợp đồng hiện có.

Việc cấm than đá Nga chắc chắn sẽ thúc đẩy mức lạm phát vốn đã cao kỷ lục ở châu Âu. Tuy nhiên, so với việc cấm khí đốt hay dầu mỏ, thì than đá là loại nhiên liệu dễ dàng cắt giảm một cách nhanh chóng và ít gây ra thiệt hại nhất cho EU. Được biết, mỗi ngày EU chi 20 triệu USD cho việc mua than đá từ Nga, nhưng mất tới 850 triệu USD cho dầu mỏ và khí đốt.

Trong khi EU cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung, Thủ tướng Ý Mario Draghi cho biết hiện tại không có lệnh cấm vận nào đối với khí đốt tự nhiên của Nga đang được xem xét.

Các nước EU, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Ý và Đức, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp một lệnh cấm vận khí đốt được đề xuất, Ý “sẽ rất vui khi tuân theo nó” nếu điều đó có thể tạo ra hòa bình, ông Draghi nói.

Hiện tại, ngay cả lệnh cấm than cũng mang lại những hậu quả đáng lo ngại cho các chính trị gia và người tiêu dùng. Đức và các thành viên EU ở Đông Âu vẫn tạo ra một phần lớn điện năng từ than đá bất chấp quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn kéo dài nhiều năm.

“Lệnh cấm than đồng nghĩa với việc người tiêu dùng châu Âu sẽ phải gồng mình gánh chịu giá điện cao trong suốt năm nay,” theo một tuyên bố của Rystad Energy.

Châu Âu đã phải đối mặt với giá năng lượng cao trong nhiều tháng qua do nguồn cung bị hạn chế, và những lo lắng về chiến tranh đã khiến chúng thậm chí còn cao hơn. Giá năng lượng cao đã đẩy lạm phát tại 19 quốc gia thành viên sử dụng đồng tiền chung EUR lên mức kỷ lục 7,5%.

Giá than giao sau của châu Âu tăng vọt sau khi EU công bố đề xuất than, từ khoảng 255 USD/tấn lên 290 USD/tấn.

Được biết, ngoài biện pháp cấm nhập khẩu than đá, các đại sứ của các nước thành viên EU cũng thông qua các hạn chế đối với các tổ chức tài chính và cấm xuất khẩu công nghệ cao sang Nga.

Khối lượng xuất khẩu bị trừng phạt ước tính khoảng 10 tỷ EUR, trong khi các hạn chế đối với nhập khẩu "nguyên liệu thô và các nguyên liệu cực kỳ quan trọng" sẽ ảnh hưởng đến tổng số sản phẩm trị giá 5,5 tỷ EUR.

Hơn nữa, các tàu mang cờ Nga sẽ không được phép vào các cảng châu Âu, trong khi các công ty vận tải từ Nga và Belarus sẽ bị cấm hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Liên minh châu Âu.

Tuyên bố đặc biệt đề cập đến các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nhân và "nhà tuyên truyền" của Nga. Các biện pháp trừng phạt của châu Âu cũng sẽ được mở rộng để bao gồm các sĩ quan an ninh, quân đội và các doanh nghiệp quốc phòng liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Xem thêm >> Giáng loạt đòn trừng phạt, mỗi ngày EU vẫn chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu năng lượng Nga

Theo Reuters, TASS, AP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

(VNF) - Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết cho biết, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh do các mảng hoạt động đều tăng trưởng, đặc biệt đến từ mảng kinh doanh xe ô tô sau khi hoàn thành hợp nhất Tasco Auto trở thành công ty con từ tháng 9/2023 nên lợi nhuận quý I/2024 tăng đột biến.

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

(VNF) - Phòng cháy chữa cháy không bảo đảm, công ty quản lý vận hành tạm chậm trễ duy tu, bảo trì thang máy, gây nguy cơ mất an toàn, BQT có dấu hiệu “không công khai” các hoạt động thu, chi tài chính… khiến hàng ngàn cư dân khu đô thị Rừng Cọ, Ecopark “bức xúc”.

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

(VNF) - Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng tại Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ năm 2015. Nhu cầu tăng mạnh đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục.

Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

(VNF) - FWD Việt Nam ra mắt tính năng “chú thích thuật ngữ bảo hiểm tức thời” trên website của công ty, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong việc đọc hiểu các thông tin bảo hiểm để nắm rõ quyền lợi của mình.

Đã có ngân hàng triển khai giao dịch giá trị cao bằng sinh trắc học

Đã có ngân hàng triển khai giao dịch giá trị cao bằng sinh trắc học

(VNF) - Ngay từ thời điểm này, các khách hàng của TPBank đã có thể bắt đầu đăng ký dữ liệu sinh trắc học, gồm dữ liệu khuôn mặt/vân tay đồng bộ với thông tin căn cước công dân (CCCD) gắn chip, để sử dụng trong xác thực giao dịch giá trị cao thông qua app TPBank và các điểm giao dịch của ngân hàng.

Thời kỳ đen tối của Tesla: Đợt sa thải tàn khốc chưa có hồi kết

Thời kỳ đen tối của Tesla: Đợt sa thải tàn khốc chưa có hồi kết

(VNF) - Đợt sa thải tàn khốc của Tesla đã bước sang tuần thứ tư, với nhiều nhân viên đăng bài trên LinkedIn và các nơi khác về việc nhận được thông báo rằng thời gian của họ tại công ty đã kết thúc.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trúng 172 gói thầu, Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

Trúng 172 gói thầu, Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

(VNF) - Công ty Cây xanh Công Minh đã tham gia đấu và trúng nhiều gói thầu về trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Công ty này đã tham gia 228 gói thầu, trong đó trúng 172 gói, trượt 37 gói, 14 gói chưa có kết quả và 5 gói đã bị hủy.

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Điểm thú vị ở chuyên đề "Bàn tròn AI" là ghi nhận nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa bạn đọc Việt Nam dễ dàng tới gần hơn với AI, hiểu hơn về AI và từ đó, dần sống chung với AI.

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Thay tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh như mọi năm, năm nay, Gilimex lựa chọn tổ chức ĐHĐCĐ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng cổ đông không đủ để tiến hàng đại hội.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.