Từ Bitcoin giảm 40% chỉ trong 2 tuần, nhìn lại cú 'siêu lừa' WorldCom ở Phố Wall

Lê Trọng - 17/09/2017 10:39 (GMT+7)

(VNF) - Chỉ trong 2 tuần, giá bitcoin đã giảm tới 40%, khiến vốn hoá của đồng tiền kĩ thuật số nổi tiếng này mất tới 20 tỷ USD. Có lẽ, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới cú "siêu lừa" WorldCom, công ty viễn thông có vốn hóa 180 tỷ bốc hơi còn 0 USD chỉ trong vòng 2 năm.

VNF
Worldcom - công ty viễn thông từng lớn thứ 2 thế giới.

"Cơn sốt" Bitcoin đang nóng hơn bao giờ hết khi giá trị đã lên đến hàng chục tỉ USD, tăng đến đến hàng triệu lần dù ra đời chưa đến 10 năm. Nhưng Bitcoin đang dần yếu đuối hơn bởi các tin dữ, kỳ vọng có thể làm tài sản "trú ẩn" cho những nhà đầu tư đang dần tan vỡ.

Bitcoin vẫn đang rất mong manh sau nhiều phép thử liên tiếp. Mới đây, giá bitcoin đã giảm mạnh từ 5.000 USD xuống 3.000 USD chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần. Kỳ vọng rồi thất vọng đến mức bán tháo "không phanh" khiến những nhà đầu tư kì cựu trên thị trường nhớ tới cái tên WorldCom - công ty viễn thông từng làm rúng động phố Wall đầu thập kỉ 21.

WorldCom là công ty viễn thông đường dài lớn thứ hai Hoa Kỳ, đã bùng nổ thần tốc thông qua các vụ thôn tính, đạt tới giá trị thị trường 180 tỷ USD, thuê mướn 80.000 lao động… nhưng phải nộp đơn phá sản vào ngày 21/7/2002 vì nợ nần và gian lận kế toán hàng tỷ USD. Tổng tài sản của WorldCom khi phá sản có giá trị lên tới gần 100 tỷ USD.

Phình to bằng các thương vụ mua lại

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mississippi ở Clinton vào năm 1967, Bernard Ebbers bắt đầu kinh doanh nhà trọ. Trong số các nhà trọ, có cơ sở cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài. Từ đó, Ebbers phát hiện ra có thể cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ, bằng cách mua sỉ dịch vụ của AT&T rồi bán lẻ lại.

Năm 1983, Ebbers và 3 đối tác lên kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc thành lập Công ty Dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ (LDDS). Ebbers phát triển LDDS theo tôn chỉ: quy mô càng lớn càng tốt.

Với phương thức chủ yếu dùng cổ phiếu thay tiền, Ebbers đẩy nhanh mua sắm các công ty khác, mỗi lần mua lại mang đến thêm khách hàng và doanh thu. Đến năm 1989, LDDS trở thành công ty đại chúng. Trong nửa đầu thập niên 1990, Ebbers đã sáp nhập được trên 35 công ty. Ebbers vươn sang lĩnh vực internet, dữ liệu, giao dịch thương mại điện tử và công ty được đổi tên thành WorldCom để thể hiện một địa vị mới.

Năm 1996, WorldCom thực hiện thương vụ "khủng", chi 14 tỷ USD mua MFS Communications Co. WorldCom cũng mua một mạng cáp quang mới, đàm phán sáp nhập công ty UUNet, và đặc biệt đình đám với thỏa thuận 37 tỷ USD mua MCI Communications, nâng doanh thu hàng năm của WorldCom từ 5,6 tỷ USD lên 32 tỷ USD.

Lúc này, nhiều công ty mới nhảy vào thị trường đã kéo giảm giá dịch vụ. Nhưng Ebbers vẫn tiếp tục "cơn nghiện mua sắm", đề nghị giá 129 tỷ USD để sáp nhập công ty Sprint danh giá, bất chấp những quan ngại về cạnh tranh và độc quyền. Giới chức Hoa Kỳ đã ra tay ngăn chặn thương vụ này vào tháng 7/2000. Đây là điềm báo chấm dứt một thập niên bùng nổ thần tốc của WorldCom và khởi đầu cho sự xuống dốc.

Tháng 9/2000, WorldCom chi 1,6 tỷ USD mua Intermedia Communications, một thương vụ bị giới quan sát cho là hớ nặng vì đó là một công ty điện thoại và internet địa phương đang gặp khó khăn chỉ có giá khoảng 50 triệu USD. Tính ra, trong vòng 15 năm, WorldCom đã thực hiện hơn 60 cuộc thôn tính.

Làm giả báo cáo tài chính

Năm 1998, ngành công nghiệp viễn thông bắt đầu hạ nhiệt, cổ phiếu WorldCom mất giá. CEO Ebbers chịu nhiều áp lực từ các ngân hàng buộc phải trang trải các khoản tài chính dành cho những mảng kinh doanh khác. Trong lúc đó, lợi nhuận WorldCom lại bị tác động tiêu cực khi bị buộc phải từ bỏ thương vụ Sprint.

Trong năm 2001, Ebbers đã thuyết phục ban giám đốc WorldCom cung cấp cho ông các khoản vay và bảo đảm có tổng trị giá hơn 400 triệu USD. Tháng 4/2002, Ebbers mất chức CEO. WorldCom cũng nợ đến 41 tỷ USD từ các vụ thôn tính rầm rộ, mà các chủ nợ lớn nhất bao gồm những đại gia ngân hàng như JPMorgan Trust (17,2 tỷ USD), Mellon Bank (6,6 tỷ USD), CitiBank (3,3 tỷ USD).

Bắt đầu từ năm 1999 kéo dài tới tháng 5/2002, WorldCom đã dùng những phương pháp kế toán mờ ám để che giấu tình trạng tài chính suy yếu, giả tạo tăng trưởng tài chính và lợi nhuận nhằm nâng giá cổ phiếu. Tháng 6/2002, ban kiểm toán nội bộ WorldCom phát hiện che giấu khoản chi phí 3,8 tỷ USD kể từ năm 2001, đồng thời, lợi nhuận 1,4 tỷ USD năm 2001 và 130 triệu USD trong quý I/2002 đều là báo cáo sai.

Giám đốc Tài chính Scott D. Sullivan bị sa thải. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) buộc tội WorldCom gian lận và Bộ Tư pháp bắt đầu một cuộc điều tra hình sự các hành vi của WorldCom.

Trong khi đó, Công ty Arthur Andersen kiểm toán cho WorldCom cho biết khi Andersen phát hiện các chi phí đã được báo cáo láo thành vốn đầu tư, Andersen đã báo động cho ban kiểm toán nội bộ của WorldCom rằng báo cáo tài chính 2001 không đáng tin cậy, Andersen có đủ sổ sách chứng tỏ mình minh bạch trong vụ bê bối này.

Giá trị cổ phiếu WorldCom từ đỉnh 63,5 USD /cổ phiếu vào ngày 18/6/1999 đã lao dốc xuống 6,74 USD/cổ phiếu và tiếp tục giảm chỉ còn 20 cent cho đến ngày WorldCom tuyên bố phá sản. WorldCom đêm 21-7-2002 đã nộp hồ sơ phá sản. Hồ sơ WorldCom liệt kê hơn 107 tỷ USD tài sản, vượt xa Enron, lập kỷ lục vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến thời điểm đó. Việc nộp đơn của WorldCom đã được dự báo từ khi công ty thừa nhận vào cuối tháng 6 rằng họ đã gian lận hơn 3,8 tỷ USD.

Các cổ đông WorldCom từ chỗ sở hữu một trong những công ty lớn nhất thế giới với vốn hóa thị trường 180 tỷ USD ở thời kỳ đỉnh cao bỗng chốc gần như trắng tay. Quyền kiểm soát WorldCom về tay các ngân hàng và trái chủ. WorldCom sụp đổ đã khiến các thị trường tài chính hoảng hốt, gây chấn động nền kinh tế rộng lớn hơn, các ngân hàng, nhà cung cấp và các công ty điện thoại khác phải đề ra các chiến lược để đối phó.

Năm 2003, WorldCom đổi tên thành MCI, và hoàn tất thủ tục phá sản 1 năm sau đó. Ngày 13/7/2005, cựu CEO Bernie Ebbers bị tuyên án 25 năm tù giam với tội danh lừa đảo chứng khoán, gian lận sổ sách. Liên quan đến vụ bê bối gian lận ở WorldCom, nhiều cựu lãnh đạo khác của WorldCom như Giám đốc Tài chính Sullivan, kiểm soát viên David Myers, Giám đốc Kế toán Buford Yates… cũng bị buộc tội hình sự.

Ngoài tổn thất cho công ty, vụ bê bối WorldCom xói mòn niềm tin vào thực lực tài chính của các công ty lớn, khiến hàng triệu người chùn tay đầu tư, làm kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại nhiều tỷ USD.

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.