TS. Trần Đình Thiên: Chỉ có giải ngân đầu tư công mới bơm được máu cho doanh nghiệp

Khánh An - 17/07/2020 16:07 (GMT+7)

Các gói hỗ trợ chỉ để cầm hơi, nguồn lực chủ yếu phải từ đầu tư công. TS Trần Đình Thiên, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khuyến nghị.

VNF
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

- Thưa ông, đang có những đề xuất mở thêm các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp khi mà kết quả kinh doanh quý III dự kiến sẽ còn khó khăn hơn. Ông nghĩ thế nào về đề xuất này?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Nền kinh tế đang cần nhiều giải pháp hỗ trợ, kích thích, cần nguồn lực đổ ra để hỗ trợ, nhưng theo lập luận của tôi, lúc này chỉ nên tập trung vào đầu tư công.

Lập luận là các gói hỗ trợ chỉ để cầm hơi thôi, còn nguồn lực chủ yếu vẫn phải là đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.

Bản chất của các gói hỗ trợ, các giải pháp lúc này là nhà nước phải bơm nguồn lực ra, đúng nghĩa là bơm máu cho nền kinh tế, khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Chúng ta đồng ý là khi khó khăn, nhà nước phải bơm tiền ra, đúng theo nghĩa đầu tư nghịch chu kỳ.

Vậy, các gói hỗ trợ đang bơm máu cho nền kinh tế thế nào.

Một là, ngân hàng giảm lãi suất để doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Hai là, giảm bớt thuế, cắt giảm các loại phí để doanh nghiệp đỡ nghẹt thở.

Các gói này thực sự đang hỗ trợ cầm hơi, nhưng không phải là giải pháp cơ bản, chưa kể rủi ro có thể phát sinh.

- Thực ra, doanh nghiệp cũng than phiền, họ khó tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ? 

Nếu ngân hàng cho vay với lãi suất thấp để “cứu tử”, thì doanh nghiệp phải chứng minh sắp…hết hơi. Có nghĩa là doanh nghiệp phải chấp nhận bị hạ bậc tín nhiệm. Sau nay khi bình thường trở lại, doanh nghiệp phải chấp nhật các điều kiện ở mức tín nhiệm thấp.

Không thể đòi hỏi ngân hàng giữ nguyên bậc tín nhiệm cho doanh nghiệp trong điều kiện trên, vì như vậy là đẩy toàn bộ rủi ro cho ngân hàng, nợ xấu sẽ tăng lên.

Thực tế, doanh nghiệp cũng không dám vay, cả ở khía cạnh không có đơn hàng thì không cần vay, nhưng cả khía cạnh sợ bị hạ bậc tín nhiệm.

Còn gói hỗ trợ giảm thuế, phí sẽ hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng giảm thuế, phí là đẩy rủi ro cho ngân sách. Đó là chưa kể doanh nghiệp có lãi đâu mà nộp thuế…

Bởi vậy, nên tôi cho rằng, giải pháp giải ngân đầu tư công mới thực sự là bơm "máu" cho nền kinh tế, máu sẽ chảy vào các hệ thống, lan dần ra, làm sống động dần các ngành, lĩnh vực.

Khu vực doanh nghiệp sẽ hồi sinh bằng nguồn máu này.

- Nhưng giải ngân đầu tư công đang chậm quá! 6 tháng đầu năm mới giải ngân được khoảng 33,9% kế hoạch…

Không thể hỏi các chuyên gia kinh tế là làm thế nào để giải ngân nhanh. Chúng tôi dựa trên các dự báo, phân tích, đánh giá, đưa ra các đề xuất là nên đẩy nhanh đầu tư công, để máu đưa vào nền kinh tế, kích hoạt các doanh nghiệp.

Chúng tôi cũng biết là vướng luật, nghị định, nên đề xuất vận dụng tình huống đặc biệt, để có giải pháp đặc biệt, đảm bảo các cấp thực thi thấy đủ yên tâm để làm nhanh, làm ngay mà không lo sợ vị phạm quy định, không mắc tội.  

Nghĩa là Quốc hội cần trao cho Chính phủ quyền vượt qua rào trói của pháp luật, để thực hiện các giải pháp vì lợi ích của nền kinh tế, để thực thi công vụ quốc gia, nếu không, không ai dám làm, đúng ra là không ai muốn làm…

Còn cụ thể phải bỏ dây trói nào, trong văn bản nào, thì đó là nhiệm vụ của các bộ, ngành, Chính phủ.

- Nếu phải sửa đổi các quy định thì sẽ rất lâu, vì liên quan đến nhiều văn bản, bộ ngành?

Đây không phải là lúc bàn luận cái hỏng của hệ thống, mà vượt qua cái hỏng đó. Thực tế, có những quy định nhìn một ngành, một bộ thì đúng, nhưng tổng thể quốc gia lại không ổn.

Nên đây cũng không phải lúc nói quyền của ai xử lý, mà là quyền hành động thực thi công vụ quốc gia.

Vậy nên, cần trao quyền đặc biệt cho Chính phủ, Thủ tướng, quyền đó là hành động vì đất nước cần các công việc được thực hiện ngay, nếu không làm kịp thì đất nước thiệt hại…

Tôi tin rằng, sau khi xử lý được các nút thắt trong giai ngân đầu tư công trong bối cảnh cấp bách, phải vượt qua những rào cản chính sách hiện tại, chúng ta tìm ra giải pháp cho những vướng mắc, rào trói trong quy định pháp luật mà lâu nay chưa xử lý được.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.