TS Cấn Văn Lực: 'Ứng xử phù hợp tín dụng phi chính thức'

Hoàng Sơn - 14/01/2019 08:56 (GMT+7)

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng cần phân biệt rõ 2 khái niệm “tín dụng đen” với tín dụng phi chính thức, từ đó mới có những giải pháp ngăn chặn “tín dụng đen” sao cho phù hợp và hiệu quả.

VNF
1

TS. Cấn Văn Lực nói:

"Các số liệu thống kê cho thấy, năm 1993 ở Việt Nam, tín dụng phi chính thức chiếm khoảng 60-70% tổng tín dụng nền kinh tế. Đến 2006, tín dụng phi chính thức còn 16-20% - tỷ lệ này khá phù hợp, vì một nghiên cứu theo tôi biết cũng khoảng 20%.

Số liệu hiện nay ước tính quy mô của tín dụng phi chính thức khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế. Trong đó, quy mô “tín dụng đen” chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, khoảng 400.000-500.000 tỷ đồng. Quy mô không quá lớn nhưng hệ lụy rất lớn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện đang có nhiều cách hiểu không đúng về “tín dụng đen”. Trong nền kinh tế, có 2 loại tín dụng là chính thức và phi chính thức. Phi chính thức là khái niệm rất rộng (vay bạn bè, người thân, vay các công ty, vay cầm đồ, vay ở tổ chức tài chính vi mô…) và “tín dụng đen” chỉ là một phần nhỏ trong đó. Ở Việt Nam vẫn hay cho đen là nghĩa xấu, nên khi hình dung về “tín dụng đen” mọi người hay có cái nhìn xấu, không tốt.

Thực tế, các tổ chức tài chính ở Việt Nam hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay tài chính của người dân, từ đấy phát sinh ra tín dụng phi chính thức, thậm chí “tín dụng đen”. Rủi ro và hệ lụy của “tín dụng đen” rất cao cho cả phía người cho vay (khó thu hồi nợ), người đi vay (lãi suất cao, có nguy cơ vỡ nợ) và rủi ro về mặt pháp lý (rất khó giải quyết).

Trong nhiều trường hợp, chủ nợ sẽ tìm cách để thu hồi số tiền đã cho vay bằng cách siết nợ, thậm chí đe dọa, sử dụng luật rừng để giải quyết, thu hồi nợ. Ở tầm vĩ mô, “tín dụng đen” còn gây ra những rủi ro và hệ lụy cho xã hội, làm ảnh hưởng xấu hình ảnh môi trường tài chính của Việt Nam trong mắt quốc tế".

- Làm thế nào để người dân có thể dễ dàng nhận diện và phân biệt được “tín dụng đen” với phi chính thức, thưa ông?

“Tín dụng đen” có một số đặc điểm dễ nhận biết. Một là cho vay quen biết giữa các cá nhân. Hai là có địa lý gần nhau, chủ yếu xảy ra ở nông thôn. Ba là không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng. Bốn là thủ tục cực kỳ đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, mọi yêu cầu, linh hoạt. Năm là món vay thường nhỏ. Sáu là tài sản đảm bảo cực kỳ đa dạng (có thể ti vi tủ lạnh, sổ đỏ...). Bảy là có thể gia hạn nếu cần. Tám là cực kỳ rủi ro.

Còn về hình thức, “tín dụng đen” thường có 2 loại chính. Một là cho vay tiền gộp, nghĩa là ngắn hạn, yêu cầu trả gốc và lãi hàng ngày. Hai là vay nóng, trả lãi theo ngày, trả nợ gốc vào một thời điểm ấn định, loại này cực kỳ rủi ro vì lãi suất cao. Vay gộp lãi suất hiện nay khoảng 60-70%, trong khi vay nóng lên hơn 100%.


Ảnh minh họa

- Có ý kiến cho rằng, sở dĩ “tín dụng đen” có dư địa để phát triển do hành lang pháp lý của ta còn nhiều kẽ hở. Quan điểm của ông thế nào?

Trong Bộ luật Dân sự 2015, theo Điều 468 trần lãi suất 20%, nhưng cũng có mở ngoặc trừ khi luật chuyên ngành có quy định khác. Luật chuyên ngành ở đây là Luật Các tổ chức tín dụng. Thực tế, nhiều ngân hàng hay công ty tài chính vẫn áp dụng luật này vì nó cho phép thỏa thuận về trần lãi suất không bị xem là vi phạm.

Thí dụ, cho vay tiêu dùng hiện nay có lúc 40-45% nhưng không vi phạm luật. Ngoài ra, trong Bộ luật Hình sự có điều khoản quy định tội cho vay nặng lãi nếu gấp 5 lần 20% (tức 100%) bị xem là vi phạm, và mức thu lợi bất chính 30-100 triệu đồng sẽ bị xử phạt, cả phạt hành chính và giam giữ.

Tuy nhiên, trong khi luật chuyên ngành lại có điều khoản quy định cho phép thỏa thuận về lãi suất. Do đó khi áp dụng Bộ luật Hình sự lại vướng vào luật chuyên ngành.

- Để ngăn chặn “tín dụng đen” cần có những giải pháp gì, thưa ông?

Đối với “tín dụng đen”, rất khó tìm ra khuôn mẫu để áp dụng mô hình quốc tế để xử lý, vì quy mô, bản chất, mức độ, diễn biến, văn hóa của mỗi nước khác nhau. Thí dụ có nước đặt ra mức lãi suất trần, khi bên cho vay vượt qua mức lãi suất đó sẽ bị xử lý.

Có nước lại để lãi suất tự do, tức tuân theo quy luật cung - cầu, lãi suất do thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay, trừ khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác, lúc đó cơ quan chức năng mới can thiệp.

Đối với Việt Nam, để ngăn chặn “tín dụng đen” cần có giải pháp đồng bộ từ nhiều bộ, ngành, cơ quan chức năng có liên quan, không chỉ riêng của ngành ngân hàng hay công an. Giải pháp quan trọng đầu tiên là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng của người dân, doanh nghiệp; thực hiện tốt quy định của Chính phủ về tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển tài chính số, ngân hàng số…

Bên cạnh đó, phải tăng giáo dục tài chính, nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ, giúp họ tìm đến tín dụng phi chính thức thay vì “tín dụng đen”. Ngoài ra, hạn chế tội phạm liên quan cho vay nặng lãi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều này cần sự phối hợp của các cơ quan bộ ngành liên quan.

- Xin cảm ơn ông.

Cần đẩy mạnh phát triển các kênh thị trường vốn, đặc biệt tài chính vi mô để đáp ứng nhu cầu của người dân. Không nên coi tín dụng phi chính thức là xấu, vì người dân vẫn có nhu cầu và chúng ta cũng cần có nguồn cung. Cần phải bóc tách ra, cái nào “tín dụng đen” ngăn chặn, cái nào đáp ứng nhu cầu chính đáng nên khuyến khích.

Theo ĐTTC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.