TS Cấn Văn Lực: 'Nên cho phép doanh nghiệp bất động sản vay để giao dịch M&A'

Lệ Chi - 27/03/2023 13:18 (GMT+7)

(VNF) - TS Cấn Văn Lực đánh giá dòng vốn từ M&A rất quan trọng với thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp kiến nghị hệ thống ngân hàng cho vay để tài trợ phần vốn thiếu hụt khi giao dịch M&A. “Tôi kiến nghị nên cho phép doanh nghiệp vay, vì việc này hoàn toàn khả thi và là nhu cầu thật. Doanh nghiệp có 70%, phần còn lại ngân hàng tài trợ 30%”, ông Lực đề xuất.

VNF
TS Cấn Văn Lực: 'Nên cho phép doanh nghiệp bất động sản vay để giao dịch M&A'

"Bất động sản sẽ ấm lên từ quý III"

Thị trường bất động sản quý I/2023 đang có tín hiệu tích cực nhờ vào động thái hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời từ Chính phủ như: Thành lập Tổ công tác rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc; Công điện 1164 của Chính phủ cũng đề cập việc các doanh nghiệp bất động sản cần phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường…

Nhiều chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục đưa ra để tái cơ cấu cho nền kinh tế. Theo đó, nhà nước đang tích cực triển khai và hỗ trợ thông qua các chính sách điều chỉnh khung pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam, tránh chồng chéo trong các văn bản pháp luật.

Bên cạnh đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn thị trường. 

Đánh giá về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng gói hỗ trợ là liều thuốc bổ có giá trị đối với thị trường. Tuy nhiên, Chính phủ cần ban hành cụ thể Nghị quyết về gói ưu đãi này, bao gồm về tiêu chí, nhóm đối tượng được tiếp cận nguồn vốn này.

Theo ông Đính, việc tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thực tại nền kinh tế và nguồn lực doanh nghiệp, cấu trúc lại các dòng sản phẩm để dễ hấp thụ thị trường sẽ góp phần vào việc đảm bảo “sức khỏe” cho doanh nghiệp. 

"Sự vào cuộc của Chính phủ giúp tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý, về chính sách tín dụng… dự báo thị trường bất động sản sẽ ấm lên từ quý III năm nay", ông Đính nhìn nhận.

"Tháo gỡ pháp lý để củng cố niềm tin thị trường"

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cho rằng để nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc, giúp thị trường bất động sản phục hồi, cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, hỏi học từ quốc tế và tiếp cận đa chiều, đưa ra hai nhóm chính sách là ngắn hạn và dài hạn.

Nhóm giải pháp ngắn hạn là những chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn. Theo ông Lực, nếu tháo gỡ được vấn đề pháp lý thì hàng trăm dự án được giải tỏa, dòng tiền từ đây mà ra. Quan trọng hơn, tháo gỡ được vấn đề pháp lý chính là củng cố niềm tin cho thị trường. 

Một mặt, về vốn cho thị trường bất động sản, TS. Cấn Văn Lực cho rằng nóng nhất chính là vấn đề trái phiếu. Theo tính toán, khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong năm 2023, sang năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng. Mua lại lượng trái phiếu này đang gây áp lực rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.

Mặt khác, về vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, TS. Cấn Văn Lực đề xuất cho phép cơ cấu lại nợ, giữ nhóm nợ. Việc này có thể gây ý kiến trái chiều vì nhiều ngành đang trong hoàn cảnh cần cơ cấu nợ. Theo đó, vị chuyên gia này cho rằng việc nới room tín dụng cho lĩnh vực bất động ở thời điểm hiện tại là chưa cấp thiết, bởi trong năm 2022 tín dụng cả hệ thống tăng trưởng 14,5%, riêng tín dụng cho bất động sản đã tăng trưởng 24,2% thì năm 2023 không thể cao hơn. Từ đây, ông Lực rút ra kết luận vấn đề của bất động sản là tắc ở trái phiếu doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng đánh giá dòng vốn từ M&A rất quan trọng với thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp kiến nghị hệ thống ngân hàng cho vay để tài trợ phần vốn thiếu hụt khi giao dịch M&A. 

“Tôi kiến nghị nên cho phép, vì việc này hoàn toàn khả thi và là nhu cầu thật. Doanh nghiệp có 70%, phần còn lại ngân hàng tài trợ 30%”, ông Lực đề xuất.

Bổ sung thêm, ông Lực chỉ ra quan hệ cung cầu, giá cả bất động sản vẫn còn những trường hợp bất cân đối. Giá và chi phí cao khiến giá bất động sản bị đẩy cao so với thu nhập của người dân. Như gần đây có câu chuyện, một người mất 23 năm để mua được 1 căn hộ tại Việt Nam trong khi nước khác chỉ mất khoảng 8 năm. Theo đó, để đưa ra được các phương án điều chỉnh giá bất động sản hợp lý hơn, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, đơn vị, chính quyền để đáp ứng nhu cầu. 

Do đó, TS Cấn Văn Lực đề xuất, Việt Nam nên có quỹ bình ổn như Singapore để người dân có thể dễ dàng có nhà ở. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

(VNF) - Hungary và Trung Quốc ngày 9/5 đã ký một số thỏa thuận mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến đi nhằm củng cố dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

(VNF) - Theo bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC, chỉ riêng lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới sẽ cần khoảng 12,3 tỷ USD trong giai đoạn 2024-2040.

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

(VNF) - Đà tăng của cổ phiếu HVN diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không được dự báo vẫn còn nhiều động lực để “cất cánh” và mức tăng "chóng mặt" của giá vé máy bay.

Canada phạt Binance 4,38 triệu USD vì vi phạm luật chống rửa tiền

Canada phạt Binance 4,38 triệu USD vì vi phạm luật chống rửa tiền

(VNF) - Cơ quan chống rửa tiền của Canada mới đây cho biết đã phạt gần 6 triệu CAD (4,38 triệu USD) đối với sàn giao dịch tiền điện tử Binance vì vi phạm luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đang diễn ra tọa đàm ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Đang diễn ra tọa đàm ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Sáng 10/5, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã tổ chức tọa đàm ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số.

Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 chậm trễ, thiệt hại 13 tỷ đồng mỗi ngày

Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 chậm trễ, thiệt hại 13 tỷ đồng mỗi ngày

(VNF) - Việc chậm đưa dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 vào vận hành có thể gây thiệt hại khoảng 13 tỉ đồng mỗi ngày.

Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

(VNF) - Đối tượng thử nghiệm đầu tiên của Neuralink - startup cấy ghép chip não của tỷ phú Elon Musk, đã phát sinh vấn đề chỉ vài tuần sau khi được cấy ghép thử nghiệm.

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

(VNF) - Hơn 100 phi hành đoàn, hầu hết đều là những thành viên cấp cao của Air India Express đã đột ngột cáo ốm từ tối 7/5, buộc hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ phải hủy hàng chục chuyến bay và làm gián đoạn kế hoạch đi lại của hàng nghìn hành khách.

Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ

Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết đã thực hiện thanh tra và kết luận thanh tra tại 19 đơn vị có ngành nghề kinh doanh bất động sản, qua đó đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó yêu cầu nộp ngân sách nhà nước 493,1 tỷ đồng, xử lý tài chính khác gần 1.000 tỷ đồng.

Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

(VNF) - Trung tâm triển lãm Hội chợ của Công ty cổ phần ACS Việt Nam hết thời 'hoàng kim', trở thành kho chứa hàng, cơ sở vật chất xuống cấp. Các công ty con đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thiện thủ tục liên quan chấm dứt hoạt động kinh doanh do nợ thuế. Cùng với đó, cổ đông SCIC muốn thoái vốn tại ACS.