TS Cấn Văn Lực: 'Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân tại Việt Nam còn hạn chế'

Bằng Lai - 04/08/2023 11:04 (GMT+7)

(VNF) - TS Cấn Văn Lực chỉ ra 3 thách thức lớn nhất trong hoạt động quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam hiện nay. Thứ nhất là khả năng quản lý nợ nần còn yếu, ví dụ điển hình nhất là sự nở rộ của tín dụng đen. Thứ hai là mức độ hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân còn hạn chế. Thứ ba là khả năng vay - trả gặp vấn đề, vay dễ nhưng không tính toán kỹ việc trả, nên dễ sa vào các cạm bẫy tài chính.

VNF
TS Cấn Văn Lực

Sáng 4/8, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) phối hợp với Trường Đại học Văn Lang (VLU) tổ chức Diễn đàn “Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam” với chủ đề: “Định hướng phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam” tại Cơ sở chính của Trường Đại học Văn Lang, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Chia sẻ tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nhận định tài chính cá nhân là vấn đề rất quan trọng nhưng lại ít được quan tâm tại Việt Nam. Chính vì vậy mới nở rộ tín dụng đen, lừa đảo tài chính, xuất hiện các vấn đề tiêu cực liên quan đến fintech. Người dân không biết cách tiêu tiền, kiếm tiền, đầu tư tiền một cách bền vững.

Quy mô hệ thống tài chính Việt Nam đang tăng trưởng nhanh

Trình bày tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam, TS Cấn Văn Lực cho hay cấu trúc thông thường của thị trường tài chính gồm: Thị trường tiền tệ/ngân hàng, thị trường vốn (bao gồm cả phái sinh tài chính) và thị trường bảo hiểm.

"Quy mô hệ thống tài chính Việt Nam đang phát triển nhanh, gấp khoảng hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trước đây chỉ có một vài tổ chức tài chính nhưng giờ có hàng trăm tổ chức tài chính. Thị trường đang trở nên rất cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn và ngân hàng vẫn là kênh chi phối hệ thống tài chính", chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết. 

Đi sâu hơn, TS Cấn Văn Lực tính toán từ năm 2011 tới nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường tài chính khoảng 14%/năm; trong đó, quy mô kênh ngân hàng tăng trưởng 12%/năm, thị trường cổ phiếu tăng trưởng khoảng 23%/năm về giá trị vốn hóa, thị trường bảo hiểm tăng khoảng 20%/năm về doanh thu phí; riêng thị trường trái phiếu tăng trưởng tương đối chậm so với các thị trường khác.

Về khía cạnh cung ứng vốn, ngân hàng cung ứng khoảng 47-48% vốn cho nền kinh tế, vốn FDI giải ngân 17-18%, còn trái phiếu mới cung ứng 13% tổng nguồn vốn cho nền kinh tế. 

Về cấu trúc giám sát, quản lý, Việt Nam đi theo mô hình ngành dọc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát hệ thống ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý kênh chứng khoán, bảo hiểm. Có nước có ủy ban giám sát tài chính giám sát cả 3 kênh.

Về quy mô tín dụng so với quy mô nền kinh tế, tỷ lệ tại Việt Nam là 126% GDP, mức trung bình cao so với thế giới và cao hơn so với các nước cùng mức thu nhập với Việt Nam. Chất lượng tín dụng cơ bản được kiểm soát tương đối tốt.

Tựu trung, quy mô thị trường tài chính Việt Nam bằng khoảng 300% GDP. Đây là tỷ lệ cao, vì vậy, theo TS Cấn Văn Lực, nếu như thị trường tài chính có vấn đề thì nền kinh tế không thể yên ổn. Chuyên gia nhấn mạnh thêm, tiềm năng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn rất lớn, nhiều sản phẩm hiện đại còn nhiều dư địa phát triển.

Riêng đối với lĩnh vực tài chính cá nhân, TS Cấn Văn Lực nhận định ngành tài chính cá nhân tại Việt Nam phát triển tương đối nhanh. Mức độ biến động của thị trường tài chính Việt Nam lớn nên việc giáo dục tài chính cá nhân là vô cùng quan trọng.

Các đại biểu tại Diễn đàn “Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam”

3 thách thức lớn trong hoạt động quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết tiền gửi cá nhân ở hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng khoảng 10%/năm trong những năm qua và hiện chiếm khoảng trên 50% tổng lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.

Ở chiều ngược lại, cho vay cá nhân tăng nhanh hơn huy động vốn cá nhân. Tuy nhiên, quy mô cho vay tiêu dùng vẫn còn nhỏ bé, nhất là so với nhu cầu thực tế, chủ yếu tập trung mảng cho vay mua nhà (chiếm 65%), còn lại đa phần là cho vay mua ô tô.

TS Cấn Văn Lực chỉ ra 3 thách thức lớn nhất trong hoạt động quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam hiện nay. Thứ nhất là khả năng quản lý nợ nần còn yếu, ví dụ điển hình nhất là sự nở rộ của tín dụng đen. Thứ hai là mức độ hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân còn hạn chế. Thứ ba là khả năng vay - trả gặp vấn đề, vay dễ nhưng không tính toán kỹ việc trả, nên dễ sa vào các cạm bẫy tài chính.

Nêu các đề xuất, kiến nghị, vị chuyên gia này cho rằng trong bối cảnh nhiều vấn đề mới liên quan đến tài chính cá nhân phát sinh như hiện nay, việc hoàn thiện hành lang pháp lý rất quan trọng và cần phải chú trọng vào khâu thực thi.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình kinh doanh mới đang phát triển, do đó, cần bổ sung mô hình, cơ chế, phương thức quản lý, giám sát để thích ứng với các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ, tài chính số (ví dụ cho vay ngang hàng, Fintech, huy động vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số).

Vấn đề thứ ba là khả năng tiếp cận tài chính tại Việt Nam còn hạn chế, vì vậy cần nâng cao vai trò, hiệu quả của thị trường tài chính, phát trển nền tảng nhà đầu tư.

Vấn đề thứ tư là rủi ro tội phạm tài chính gia tăng, do đó cần nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, bảo vệ người tiêu dùng tài chính, tăng cường giáo dục tài chính.

Vấn đề thứ năm là về tính công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, TS Cấn Văn Lực cho rằng đây là vấn đề sống còn, chừng nào thị trường tài chính còn thiếu công khai thì thị trường còn rủi ro lớn. Trong đó, vai trò của thông tin dữ liệu tài chính, giáo dục tài chính rất quan trọng.

Chia sẻ thêm tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực bày tỏ mong muốn Diễn đàn "Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam" sẽ trở thành diễn đàn thường niên trong bối cảnh thời gian qua, lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đầu tư, bất động sản đã phát triển rất "nóng" tại Việt Nam. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tình chính riêng của Tổng công ty Thép VN – CTCP (VNSTEEL) cho thấy doanh thu quý I/2024 giảm mạnh 77%, lợi nhuận âm hơn 11 tỷ đồng, cùng với đó BHXH nhắc tên vì chậm đóng BHXH hơn 1,1 tỷ đồng.

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn hơn 22.000 tỷ đồng

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn hơn 22.000 tỷ đồng

(VNF) - Tổng công ty Điện lực miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 với nguồn doanh thu khủng đạt 48.125 tỷ đồng. Trong khi đó, số nợ phải trả cũng tăng lên trên 22.000 tỷ đồng.

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

(VNF) - Các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng, theo một cuộc khảo sát được Phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc công bố ngày 10/5.

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

(VNF) - Bia Sài Gòn – Hà Nội (BSH) doanh thu quý I/2024 tăng nhẹ 10,52%, lợi nhuận giảm 22% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, BSH chậm đóng BHXH 2 tháng với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

(VNF) - Các phân khúc condotel, nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng không ghi nhận nguồn cung mới mở bán trong tháng 4, khiến thị trường vẫn duy trì trạng thái ảm đạm kéo dài.

Chia sẻ tri thức, nâng cao hiểu biết về sinh kế bền vững ở ĐBSCL

Chia sẻ tri thức, nâng cao hiểu biết về sinh kế bền vững ở ĐBSCL

(VNF) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội thảo Tham vấn cấp trung ương về phát triển các sản phẩm tri thức thuộc khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (GEF-ICRSL) đã được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để góp phần hoàn chỉnh cho các sản phẩm tri thức trong phạm vi dự án.

Mỹ sắp giáng đòn mới lên Trung Quốc, nhắm vào loạt mặt hàng chiến lược

Mỹ sắp giáng đòn mới lên Trung Quốc, nhắm vào loạt mặt hàng chiến lược

(VNF) - Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến bổ sung các lĩnh vực như xe điện, pin và pin mặt trời vào danh sách áp thuế được thiết lập dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, theo The Guardia.

Quỹ ngoại ‘xuống tiền’ nghìn tỷ, thời điểm gom vào cổ phiếu giá tốt?

Quỹ ngoại ‘xuống tiền’ nghìn tỷ, thời điểm gom vào cổ phiếu giá tốt?

(VNF) - Nhóm quỹ Dragon Capital trong nửa tháng vừa qua đã chi khoảng hơn 1.200 tỷ đồng để gom một số cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

'Cần hạ bậc thuế thu nhập cá nhân'

'Cần hạ bậc thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Bên cạnh các ý kiến nhấn mạnh mức giảm trừ gia cảnh đã lỗi thời, nhiều quan điểm đánh giá quy định về các bậc thuế cũng đang quá gần nhau, đẩy gánh nặng đóng thuế lên vai những người làm công ăn lương.

ABBANK và Thang Long Real Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

ABBANK và Thang Long Real Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

(VNF) - Ngày 9/5/2024 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Thang Long Real Group (TLRG).