Trước trận bóng đá quan trọng ‘so găng’ nền kinh tế Việt Nam và Indonesia

Hoài Thương - 07/06/2021 18:22 (GMT+7)

(VNF) - 23h45’ đêm nay (7/6), Việt Nam và Indonesia sẽ gặp nhau tại vòng loại World Cup 2022. Trong bóng đá, Việt Nam đang được đánh giá là “cửa trên” so với đội bạn. Vậy trong quan hệ kinh tế, tương quan giữa Việt Nam và Indonesia như thế nào?

VNF
Thủ tướng Phạm Minh Chính (trái) tại cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 23/4 - Ảnh: REUTERS

Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam và Indonesia

Việt Nam và Indonesia có nhiều điểm tương đồng, cùng là thành viên của ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cùng nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế khác.

Indonesia là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô GDP năm 2020 đạt 1.088,8 tỷ USD. Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, trong đó chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ đạo. Hiện quốc gia này có hơn 164 công ty quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo và điện lực.

Trong khi đó, Việt Nam đang đứng vị trí thứ 4 về quy mô trong 11 nền kinh tế của Đông Nam Á với 340,6 tỷ USD. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong năm 2020, GDP cả năm của Indonesia lần đầu suy giảm trong hơn 2 thập kỷ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng âm 2,07%, GDP giảm còn khoảng 1.053 tỷ USD, GDP bình quân đầu người giảm xuống mức 3.911 USD, theo Indonesia BPS.

Trong khi đó, Việt Nam tăng trưởng dương trong năm 2020 với mức tăng 2,91%, đưa GDP đạt 343 tỷ USD, GDP bình quân trên đầu người dự kiến đạt khoảng 3.521 USD. Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam đang thu hẹp khoảng cách với Indonesia, chỉ còn kém khoảng 390 USD, tương ứng khoảng 10%.

Dữ liệu từ Indonesia BPS cho thấy, nền kinh tế quốc gia này tiếp tục sụt giảm khi tăng trưởng âm 0,74% trong quý đầu tiên của năm 2021. Còn Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá tích cực với 4,48%.

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia

Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/12/1955. Đây cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2013, hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược và cho đến nay, Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Indonesia ở khu vực Đông Nam Á.

Với Việt Nam, Indonesia là đối tác quan trọng, giàu tiềm năng. Ngược lại, Indonesia đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực.

Đặc biệt, hợp tác kinh tế giữa hai nước trong những năm qua đã có bước phát triển nhảy vọt với kim ngạch thương mại song phương tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2010 lên 9,1 tỷ USD năm 2019. Hai nước đặt mục tiêu thương mại 10 tỷ USD vào năm 2020, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chỉ đạt mức 8,21 tỷ USD.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia chủ yếu gồm: gạo, dầu thô, xi măng, linh kiện điện tử, hàng nông sản. Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia các mặt hàng phân bón, xăng dầu, bao bì, thiết bị máy móc, vải sợi, giấy và bánh kẹo.

Indonesia là một trong những nước đầu tiên trong khối ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Quốc gia này hiện đứng thứ 5 trong ASEAN và thứ 28/130 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu từ vào Việt Nam với 74 dự án trị giá 556 triệu USD (tính đến tháng 10/2020). Một số dự án đầu tư lớn gồm: khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra (2,1 tỷ USD), liên doanh khách sạn Horizon - Pullman Hà Nội (66 triệu USD).

Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội), với vốn đầu tư 2,11 tỷ USD, do Tập đoàn Ciputra của Indonesia làm chủ đầu tư

Mới đây, trong chuyến công du tại Indonesia (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cùng trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế song phương. Đặc biệt là việc giảm rào cản thương mại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hai nước để sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD theo hướng giảm nhập siêu của Việt Nam. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

(VNF) - Tại Việt Nam, các quy định chỉ mới đáp ứng được một phần cho sự phát triển của fintech trong các hoạt động liên quan đến ngân hàng, thanh toán, chưa đề cập đến các lĩnh vực khác đang trở thành xu hướng của fintech thế giới như đầu tư, quản lý tài sản, tiền mã hóa…

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

(VNF) - Khái niệm tiền điện tử lần đầu được định nghĩa theo Nghị định 52 có hiệu lực từ 1/7. Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

(VNF) - Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên; Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?; Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm; Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2... là những thông tin được quan tâm trong tuần qua

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

(VNF) - Trong hơn 500.000 tỷ đồng đề xuất nâng cấp cao tốc, trước mắt vốn nhà nước chỉ mới cân đối được hơn 8.000 tỷ đồng, đồng thời cần huy động thêm hơn 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân cho các dự án cấp bách. Điều này được cho là khó “khả thi”, trước những khó khăn vẫn còn tồn tại của các dự án đầu tư theo hình thức PPP

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

(VNF) - Thế giới tuần qua liên tiếp ghi nhận nhiều thông tin tiêu cực liên quan tới vụ rơi máy bay khiến Tổng thống Iran thiệt mạng; nhiễu động máy bay Singapore Airlines gây chết người; lở đất Papua New Guinea chôn vùi hơn 300 người,...

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

(VNF) - Trước những khủng hoảng của ngành bảo hiểm nhân thọ, một bộ phận khách hàng có sự dịch chuyển nhu cầu bảo vệ tài chính, từ dài hạn sang ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước mắt và phù hợp với tình hình tài chính của gia đình

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

(VNF) - 400 USD là số tiền có thể bỏ ra để mua một hộp trứng cá muối hảo hạng, một chai rượu vang ngon hoặc một bữa ăn đầy đủ tại nhà hàng cao cấp. Thế nhưng, 400 USD cũng là mức chi phải bỏ ra nếu muốn sở hữu trái dứa Rubyglow.

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

(VNF) - Nhà sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đang tích cực làm việc với các quan chức Arab Saudi khi hãng này tìm cách mở rộng thị trường ra khỏi khu vực trong nước và Đông Nam Á, theo Reuters.

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

(VNF) - Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh, cựu CEO Bamboo Đặng Tất Thắng bị công an truy tìm, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố, Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

(VNF) - Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị toàn cầu.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.