Trung Quốc 'xuất khẩu' giảm phát ra thế giới, châu Âu không thể ngồi yên

Thanh Tú - 20/03/2024 12:40 (GMT+7)

(VNF) - Căng thẳng thương mại giữa châu Âu và Bắc Kinh có nguy cơ leo thang do Trung Quốc ngày càng sản xuất được nhiều mặt hàng rẻ hơn trong các ngành chiến lược, theo ông Jens Eskelund, chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc.

“Châu Âu không thể chấp nhận rằng các ngành công nghiệp có tính chiến lược cấu thành cơ sở công nghiệp châu Âu đang bị định giá ngoài thị trường. Đó là lúc thương mại trở thành một vấn đề an ninh và tôi nghĩ điều đó có lẽ chưa được đánh giá đầy đủ ở Trung Quốc”, ông Eskelund cho hay.

Công nhân tại một nhà máy mô-đun quang điện ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy khả năng tự cung cấp công nghệ và giúp nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào bất động sản để tăng trưởng. Đầu tư và hỗ trợ tài chính của nhà nước cho sản xuất đã tăng lên, trong khi đó đối với bất động sản lại giảm xuống.

Sự chú trọng của Bắc Kinh vào sản xuất đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư thừa khi  Trung Quốc sản xuất nhiều hàng hóa hơn mức mà quốc gia này hoặc các quốc gia khác có thể hấp thụ. Điều đó có thể dẫn đến cuộc chiến giá cả.

Ông Eskelund cho biết cơ quan này đang nhận thấy “sự dư thừa công suất trên diện rộng”, cho dù là về hóa chất, kim loại hay xe điện.

“Tôi đã gặp rất ít công ty không phải đối mặt với vấn đề này", ông Eskelund cho biết thêm.

Ông Chetan Sehgal, giám đốc danh mục đầu tư của Templeton Emerging Markets Investment Trust, một quỹ đầu tư ở Anh, cho hay: “Trung Quốc sẽ xuất khẩu giảm phát sang phần còn lại của thế giới và bạn sẽ thấy nhiều nước đối mặt với thực tế là Trung Quốc đang dư thừa công suất”.

Rất ít nhà kinh tế kỳ vọng các nền kinh tế phát triển sẽ ghi nhận mức giảm giá cả tiêu dùng tương tự ở Trung Quốc.

Vị quan chức châu Âu cho biết cần phải có một cuộc trò chuyện thực chất giữa châu Âu và Trung Quốc về ý nghĩa của điều này, đồng thời lưu ý rằng cả hai bên cần tìm cách đảm bảo hầu hết các dòng chảy thương mại không bị gián đoạn.

Ông nói: “Tôi khó có thể tưởng tượng rằng châu Âu sẽ chỉ ngồi yên và lặng lẽ chứng kiến ​​quá trình phi công nghiệp hóa ngày càng nhanh, do nhu cầu nội địa thấp ở Trung Quốc khiến nhiều hàng hoá bị đẩy ra bên ngoài”.

Sản xuất chiếm gần 1/5 số việc làm ở EU đồng thời có đóng góp lớn nhất cho cái mà khối gọi là “giá trị gia tăng của nền kinh tế kinh doanh”, với tỷ trọng gần 1/4.

EU là đối tác thương mại khu vực lớn nhất của Trung Quốc cho đến khi Đông Nam Á vượt lên thời gian gần đây. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc xét trên cơ sở một quốc gia.

Giao dịch mất cân bằng

Theo báo cáo của công ty tư vấn China Macro Group và Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, các hành động của Mỹ và phản ứng của Bắc Kinh đã khiến hoạt động ở Trung Quốc trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp châu Âu.

Căng thẳng thương mại giữa châu Âu và Bắc Kinh có nguy cơ leo thang do khả năng sản xuất rẻ hơn trong các ngành chiến lược của Trung Quốc ngày càng tăng.

Mặc dù không trực tiếp nằm trong tâm điểm căng thẳng Mỹ-Trung, nhưng các doanh nghiệp châu Âu cũng bị ảnh hưởng.

Báo cáo dẫn lời một giám đốc điều hành giấu tên trong ngành sản xuất tiên tiến cho biết thị phần của công ty họ ở Trung Quốc đã giảm từ mức 35% xuống mức 0 trong suốt 10 năm.

“Chúng tôi vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc nhưng chúng tôi không thể bán ra thị trường”, vị giám đốc điều hành cho biết trong báo cáo. “Chúng tôi đang đầu tư vào nơi khác để đa dạng hóa, nhưng trên thực tế, việc này sẽ mất nhiều thời gian, có thể hơn 10 năm”, người này chia sẻ.

“Thách thức chính là cơ chế định giá ở châu Âu quá khắt khe đến mức nếu chúng tôi loại bỏ các đối tác Trung Quốc ngay hôm nay, chúng tôi sẽ không thể bán tại các cuộc đấu giá ở châu Âu do chúng tôi không thể cạnh tranh với giá của các công ty Trung Quốc", vị giám đốc điều hành cho biết thêm.

Các doanh nghiệp ở châu Âu và nhiều nước ngày càng mua nhiều hơn từ các công ty Trung Quốc.

Ông Eskelund cho biết, Trung Quốc đang ngày càng gửi nhiều hàng hóa đến châu Âu thông qua tàu container hơn so với chiều ngược lại, ghi nhận sự gia tăng đáng kể kể từ trước đại dịch. “Xuất khẩu của Trung Quốc đạt tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu cao nhất từ ​​trước đến nay”, ông nói.

Xem thêm >> Hứng hậu quả từ chính sách một con, Trung Quốc 'đau đầu' nghĩ cách tăng dân số

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

(VNF) - Với việc bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải vào vị trí Phó Chủ tịch, ban lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã được kiện toàn theo cơ cấu 1 Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch.

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán được Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức vượt 92 triệu đồng/lượng, tiến sát tới kịch bản 100 triệu đồng/lượng. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 16 triệu đồng/lượng.

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

(VNF) - Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, cơ quan công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

(VNF) - Với Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cộng đồng Dn Việt Nam đạt con số 2 triệu và có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Toyota có thể đang nhắm tới phân khúc Tesla Model 3 đang nắm giữ với dòng tên vừa được đăng ký bản quyền của mình.

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

(VNF) - Bất chấp những động thái mới của cơ quan quản lý nhằm bình ổn thị trường vàng, giá vàng miếng SJC vẫn tăng "điên cuồng". Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tình thế, thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.