Trung Quốc tích cực cho vay bằng đồng NDT, tham vọng quốc tế hóa đồng nội tệ

Khánh Tú - 20/11/2023 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Đồng NDT mất giá khiến các nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút tiền khỏi thị trường Trung Quốc và dòng vốn FDI tại Trung Quốc chuyển sang âm. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là tin đáng buồn bởi nhờ đó, đồng nội tệ của Trung Quốc cũng trở nên phổ biến hơn.

Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, vốn FDI vào Trung Quốc đã giảm xuống còn 72,8 tỷ NDT (tương đương 10 tỷ USD), giảm 34% trong tháng 9/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Chưa kể, đây còn là mức giảm cao nhất của dòng vốn FDI vào Trung Quốc kể từ năm 2014.

Kể từ tháng 5 năm nay, dòng vốn FDI vào Trung Quốc liên tục ghi nhận mức giảm 2 chữ số. Trong quý II/2023, nghĩa vụ đầu tư trực tiếp, một thước đo vốn nước ngoài vào Trung Quốc, đã giảm xuống còn 6,7 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2000. So với con số 21 tỷ USD của quý I/2023, có thể thấy rằng bức tranh FDI tại nền kinh tế thứ hai thế giới này đang ảm đạm hơn bao giờ hết.

Dòng vốn FDI chuyển sang âm, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút tiền khỏi thị trường khiến GDP của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong năm nay theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Mức tăng/giảm vốn FDI hàng tháng vào Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước.

Theo Economist, một trong những nguyên nhân dẫn đến làn sóng tháo vốn FDI khỏi thị trường Trung Quốc là do các nhà đầu tư lo ngại trước chính sách quản lý cứng nhắc, hà khắc cũng như các cuộc điều tra nhắm vào các công ty thẩm định nước ngoài của chính quyền Bắc Kinh.

Tuy nhiên theo WSJ, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do giá đồng USD bật tăng trong khi đồng NDT mất giá. Trong năm nay, sự trái chiều của chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và chính sách tiền tệ thả lỏng của Trung Quốc đã khiến tỷ giá đồng NDT/USD biến động. Tính từ đầu năm đến nay, giá đồng NDT đã giảm gần 5,4% so với đồng USD và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua.

Thế nhưng đồng NDT mất giá không hẳn là một điều đáng buồn với Trung Quốc khi nhờ đó mà đồng NDT ngày càng phổ biến hơn.

Trong khi lãi suất tại Mỹ đang duy trì ở mức cao thì chi phí đi vay ở Trung Quốc lại đi xuống. Ông Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu Capital Economics, nhận định: “Nhiều doanh nghiệp có thể đi vay với chi phí thấp hơn tại Trung Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể kiếm lời từ tiền dự trữ bằng cách chuyển chúng sang nước khác”.

Theo khảo sát của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, trong 8 tháng năm 2023, các công ty nước ngoài đã phát hành số trái phiếu trị giá 106 tỷ NDT tại Trung Quốc, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 9 năm nay, đồng NDT cũng đã vượt qua đồng euro để trở thành đồng tiền phổ biến thứ hai trong tài trợ thương mại, chiếm 6% các khoản vay thương mại trên toàn cầu.

Các khoản thanh toán và nhận về từ đối tác bằng đồng NDT xuyên biên giới đã tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022, lên 38,9 nghìn tỷ NDT (tương đương 5.420 tỷ USD). Lượng thanh toán bằng đồng NDT đã chiếm 1/4 tổng thương mại hàng hóa xuyên biên giới. 

Lượng thanh toán bằng đồng NDT đã chiếm 1/4 tổng thương mại hàng hóa xuyên biên giới.

Trung Quốc đã tăng cường cho các nước thu nhập thấp và trung bình vay vốn bằng đồng NDT thay vì USD. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cung cấp cho các nước đang gặp khó khăn về tài khóa các khoản vay bằng đồng NDT.

Giáo sư Saleem Bahaj thuộc Đại học College London và Giáo sư Ricardo Reis thuộc Trường Kinh tế London chỉ ra các nước vay bằng đồng NDT nhiều khả năng sẽ sử dụng loại tiền tệ này để thanh toán quốc tế, từ đó góp phần giúp đồng NDT trở nên phổ biến hơn.

Ngoài ra, có tới 40 nền kinh tế đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Ngân hàng trung ương Trung Quốc, giúp tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán quốc tế của quốc gia đối tác tăng thêm 1,3 điểm phần trăm.

Đồng NDT cũng trở nên phổ biến hơn trong các giao dịch thương mại với các quốc gia trên thế giới nhờ các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga. 

Theo chuyên gia kinh tế Yu, cố vấn học thuật cho Diễn đàn Tài chính Trung Quốc 40 do Chính phủ hậu thuẫn, cho biết: “Những thay đổi địa chính trị và biến động của nền kinh tế toàn cầu đã mang lại cơ hội cho đồng NDT đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.