Trung Quốc: Khi các gã khổng lồ công nghệ lần đầu đối mặt với ‘cơn gió ngược’

Hoàng Nam - 05/05/2021 07:55 (GMT+7)

Những "cơn gió ngược" về pháp lý xuất hiện nhiều từ cuối năm 2020, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên.

VNF
Ngày 10/4, Alibaba đã bị tuyên án phạt kỷ lục lên tới 2,8 tỷ USD vì buộc các tiểu thương phải chọn một trong hai nền tảng thương mại điện tử, của công ty hoặc của công ty khác, để kinh doanh, thay vì chọn cả hai. (Nguồn: The New York Times)

Theo bài phân tích đăng trên The Straits Times (Singapore), lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc là những “người chiến thắng” trong đại dịch Covid-19 năm 2020 với doanh thu tăng mạnh nhờ sự chuyển đổi kỹ thuật số rộng rãi và giá cổ phiếu đạt tới những mức cao mới. Tuy nhiên, năm nay lại là một câu chuyện khác.

Mặc dù doanh thu của các công ty công nghệ tăng mạnh trong quý IV/2020, lĩnh vực này đang phải vật lộn với những khó khăn. Nhiều tên tuổi đầu ngành trong tháng 2/2021 đã chứng kiến lợi nhuận giảm từ 15% đến 25% so với mức đỉnh họ đạt được trước đây. Sự suy yếu của nhóm cổ phiếu công nghệ đã kéo thị trường chứng khoán Trung Quốc đi xuống.

Phần lớn áp lực mà lĩnh vực công nghệ Trung Quốc phải đối mặt bắt nguồn từ chính sách điều tiết quyết đoán của Bắc Kinh nhắm đến các “gã khổng lồ” công nghệ và ngành công nghiệp Internet rộng lớn của nước này.

Chính phủ Trung Quốc không hài lòng với ảnh hưởng không thể kiểm soát của các tập đoàn công nghệ đối với nền kinh tế số. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã đưa ra hàng loạt quy định và chế tài mới nhằm phá vỡ hoạt động độc quyền của các “ông lớn” Internet Trung Quốc. Các nhà đầu tư lo ngại rằng luật mới sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của lĩnh vực này.

Các công ty công nghệ bị "sờ gáy"

Những “cơn gió ngược” về pháp lý bắt đầu xuất hiện nhiều từ tháng 11/2020, và đến tháng 12, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba đã bắt đầu phải đối mặt với các cuộc điều tra về chống độc quyền. Kể từ đó, nhiều công ty Internet hàng đầu khác đã bị các cơ quan quản lý “sờ gáy”. Bắc Kinh đang tập trung vào 3 khía cạnh.

Trước hết, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu cấm các thuật toán hạn chế sự cạnh tranh và phân biệt đối xử đối với người dùng các nền tảng.

Ngày 10/4, Alibaba đã bị tuyên án phạt kỷ lục lên tới 2,8 tỷ USD vì buộc các tiểu thương phải chọn một trong hai nền tảng thương mại điện tử, của công ty hoặc của công ty khác, để kinh doanh, thay vì chọn cả hai.

Những “khu vườn có tường bao quanh” trực tuyến được thiết kế để “bẫy” người dùng và tiểu thương bên trong một hệ sinh thái Internet là đặc điểm của các nền tảng hàng đầu của Trung Quốc.

Sau đó, các nhà quản lý đã cảnh báo 34 công ty hàng đầu về Internet khác liên quan đến thương mại điện tử, giao đồ ăn, công nghệ tài chính và du lịch trực tuyến khắc phục những hành vi độc quyền như định giá phân biệt đối xử và trợ cấp quá mức trong vòng 1 tháng để tránh bị phạt tương tự.

Thứ hai, các cơ quan quản lý của Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ sự phát triển không được giám sát của lĩnh vực tài chính Internet.

Sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty Ant Financial (đơn vị tài chính thuộc Alibaba) bị đình chỉ vào đầu tháng 11/2020, chính phủ Trung Quốc gần đây thông báo Ant sẽ trở thành công ty tài chính được giám sát bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) với những quy định được áp dụng tương tự như với các ngân hàng thương mại.

Ant cũng được yêu cầu loại bỏ dịch vụ kinh doanh cho vay khỏi hệ thống thanh toán của mình, với đòn bẩy tài chính được giới hạn trong phạm vi khoảng 12 lần. Trong khi đó, các đợt IPO của ít nhất 2 công ty công nghệ tài chính khác cũng đã bị dừng lại khi các quy định được thắt chặt.

Nhìn chung, các quy định mới giờ đây hạn chế công ty Internet trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, trực tiếp giải quyết tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức và tập trung vào những rủi ro của vấn đề cho vay.

Thứ ba, Bắc Kinh đang tìm cách giám sát việc thu thập và sử dụng không giới hạn dữ liệu người dùng. Trên thực tế, Trung Quốc đang tìm cách thiết lập một cơ chế quản lý dữ liệu, nỗ lực tạo sự cân bằng giữa sự kiểm soát mạnh mẽ hơn của chính phủ, bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và khuyến khích một nền kinh tế số phát triển thịnh vượng, nơi dữ liệu được sử dụng như một nguồn lực then chốt cho sản xuất, cùng với đất đai, nguồn lao động và vốn.

Khi nền kinh tế Trung Quốc số hóa một cách nhanh chóng, các đạo luật mới đang được dự thảo nhằm đảm bảo các công ty công nghệ lớn bảo vệ dữ liệu người dùng và hạn chế thu thập dữ liệu quá mức.

Dữ liệu là một mảng kinh doanh lớn ở Trung Quốc, có giá trị ước tính 22,5 tỷ USD vào năm 2023, theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường IDC. Việc rò rỉ dữ liệu và giao dịch ngầm thông tin cá nhân ngày càng trở thành thách thức cấp bách đối với các nhà quản lý.

Doanh nghiệp có thực sự bị ảnh hưởng?

“Luồng gió pháp lý” đang thay đổi ở Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới cũng đang đề xuất những quy định mới nhằm kiềm chế sự chi phối của các “gã khổng lồ” Internet.

Luật công nghệ của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm vì đây được coi là những biện pháp mạnh tay đầu tiên của Bắc Kinh đối với ngành này.

Chiến lược điển hình thường thấy của Trung Quốc là phát triển trước rồi mới điều tiết. Điều quan trọng là Trung Quốc muốn ngăn chặn sự lạm dụng thị trường và những rủi ro mang tính hệ thống, nhưng không kiềm chế sự đổi mới sáng tạo.

Xét cho cùng, trung tâm của đối đầu Mỹ-Trung là lĩnh vực công nghệ. Bắc Kinh được cho là sẽ dựa vào các công ty công nghệ hàng đầu trong nước để dẫn đầu các ngành này trong tương lai.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 giai đoạn 2021-2025 của Trung Quốc chú trọng mạnh mẽ vào việc xây dựng một đất nước “Trung Quốc số” thông qua đổi mới sáng tạo và tự lực về công nghệ.

Bởi vậy, các biện pháp kiểm soát và mệnh lệnh tái cơ cấu đều sẽ được các công ty đáp ứng. Vụ kiện chống lại Alibaba chỉ gói gọn trong vòng chưa đến 4 tháng và số tiền phạt chỉ chiếm chưa đến 4% doanh thu năm 2019 của công ty này, so với mức tối đa 10% theo luật Trung Quốc.

Điều này cho thấy các hình phạt là nhằm mục đích ngăn chặn một số hành vi nhất định, nhưng không ảnh hưởng mạnh mẽ đối với công ty. Vì vậy, trong khi áp lực pháp lý có thể xuất hiện trong một thời gian, nhưng yếu tố này không có khả năng làm tổn hại sự tăng trưởng của bất kỳ công ty hay ngành nào.

Để đem lại lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng, các biện pháp giám sát tốt hơn sẽ giúp tạo ra một nền kinh tế số mở và cạnh tranh hơn. Trong ngắn hạn, một số công ty công nghệ Trung Quốc có thể nhận thấy tăng trưởng của họ chậm lại. Trong trung hạn, lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc vẫn có vị thế tốt để tăng trưởng doanh thu ở mức hai con số.

Ngoài công nghệ, các phân khúc có giá trị cao và mang tính chu kỳ của Trung Quốc, như vật liệu xây dựng, dịch vụ tiêu dùng, nguyên vật liệu và ngân hàng, cũng có xu hướng được hưởng lợi từ thị trường mở cửa và sự phục hồi toàn cầu. Trung Quốc sẽ vẫn là một trong những thị trường chứng khoán được ưa thích ở châu Á.

Theo TG&VN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

(VNF) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

(VNF) - Thông tin này được ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung cho biết tại buổi tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều 9/5.

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

(VNF) - Giông lốc kèm mưa đá gây vỡ kính tại địa điểm kinh doanh của The Coffee House đã khiến một nữ khách hàng bị đa chấn thương, hiện đang hôn mê và rất nguy kịch.

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

(VNF) - Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo X.AI Corp (xAI) của tỷ phú Elon Musk chuẩn bị kết thúc vòng gọi vốn với mức định giá khoảng 18 tỷ USD ngay trong tuần này.

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải xem xét, bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

(VNF) - Với việc hợp tác chính thức cùng các đối tác ngoại đến từ Mỹ, Công ty TNHH Hải Linh cho biết dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

(VNF) - Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội sẽ khởi động thi công máy khoan hầm TBM trong quý II/2024.

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

(VNF) - Đúng như dự báo của giới phân tích ở thời điểm đầu năm, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành thép nô nức báo lợi nhuận tăng trưởng hàng chục, hàng trăm phần trăm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ lại chưa thể vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành thép.

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của khối BĐS tại thời điểm ngày 5/3/2024 là 350.876 tỷ đồng. Ngoài ra, 8 năm qua, có 4 doanh nghiệp BĐS đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ra thị trường quốc tế với tổng khối lượng là 2,18 tỷ USD.

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

(VNF) - "Cao Xà Lá" là tên viết tắt của loạt nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Tại khu vực này sẽ xây các khu đô thị mới với quy mô dân số dự kiến 46.000 người.