Trung Quốc: Hoạt động M&A phá kỷ lục của cả năm 2015

Lê Minh - 22/06/2016 10:31 (GMT+7)

Trong vòng chưa đến sáu tháng của năm nay, "cơn khát" của những công ty ở Trung Quốc đối với các tài sản nước ngoài như bất động sản, hóa chất và công nghệ cao đã vượt kỷ lục của năm ngoái.

Vụ Tập đoàn hóa chất quốc gia Trung Quốc chào mua nhà sản xuất thuốc trừ sâu Syngenta của Thụy Sỹ với giá 43 tỷ USD đã chiếm gần 40% tổng giá trị các thỏa thuận thâu tóm và sáp nhập (M&A) là 111,6 tỷ USD của năm nay. Nhưng kể cả không có thương vụ này, hoạt động này cũng đã gia tăng.

Tuy nhiên, các giám đốc ngân hàng và luật sư cho rằng có thể tốc độ sẽ chậm lại trong nửa cuối năm, khi người mua ở Đại lục vấp phải những lo ngại lớn hơn ở trong nước và nước ngoài.

China International Capital Corp - ngân hàng đầu tư lớn nhất nước này - nhận định giá trị các vụ M&A ở nước ngoài có thể đạt 150 tỷ USD trong năm nay.

Một số thương vụ trong lĩnh vực công nghệ gần đây đã vấp phải sự phản đối và điều này có thể khiến các doanh nghiệp thận trọng.

Một ví dụ là việc Midea Group Co của Trung Quốc dạm mua hãng sản xuất robot công nghiệp Kuka của Đức đã gây ra tranh cãi ở Đức, khiến tập đoàn của Trung Quốc phải đưa ra một số đảm bảo về việc giữ việc làm và các cơ sở sản xuất ở Đức.

Trong khi đó, Giám đốc phụ trách tài chính doanh nghiệp của ING Bank, David Wu, cho rằng các hoạt động M&A sẽ tiếp tục gia tăng nhưng không duy trì được tốc độ của quý I/2016.

Các luật sư nói rằng Cục Ngoại hối Nhà nước, cơ quan quản lý số ngoại tệ dự trữ 3.190 tỷ USD đang giám sát dòng tiền chảy ra khá thận trọng.

Mong muốn hạn chế dòng chảy ngoại tệ dự trữ ra nước ngoài có thể hãm phanh hoạt động M&A, khi dự trữ ngoại tệ giảm hơn 500 tỷ USD vào năm ngoái.

Theo số liệu của Thomson Reuters, năm 2015, có 632 thỏa thuận mua bán đã được thông báo, trị giá 111,5 tỷ USD.

Các thương vụ đã được hoàn tất, tức là các ngân hàng đã được trả phí, vào năm ngoái có giá trị 73 tỷ USD, so với con số 45,6 tỷ USD tính đến thời điểm này của năm nay.

Sau nhiều năm tập trung vào nền kinh tế đang bùng nổ ở trong nước, các công ty Trung Quốc đang ngày càng quan tâm hơn đến việc đa dạng hóa nguồn thu khi tăng trưởng kinh tế trong nước giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm.

Các công ty nhà nước và tư nhân của nước này cũng đang chú trọng đến việc nâng cao năng lực chế tạo bằng công nghệ của nước ngoài.

Theo Theo Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.