Trình quyết định cổ phần hóa Vinachem trong nửa đầu năm 2018

Thanh Long - 09/03/2018 09:18 (GMT+7)

(VNF) - Vinachem sẽ trình Bộ công Thương ban hành quyết định cổ phần hóa trong quý I và quý II/2018 đối với: Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam; Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

VNF
"Bom tấn" Vinachem sắp tiến hành cổ phần hóa

Ngày 5/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 16/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2017-2020.

Mục tiêu của Đề án là bảo đảm Vinachem có cơ cấu hợp lý; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của tập đoàn. Đề án nêu rõ, ngành, nghề kinh doanh chính của Vinachem là: sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản; Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất; sản xuất, kinh doanh phân bón chứa lân; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Về phương án và lộ trình thực hiện, trong công tác cổ phần hóa, Vinachem sẽ trình Bộ công Thương ban hành quyết định cổ phần hóa trong quý I và quý II/2018 đối với: Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam; Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

"Các công việc sau quyết định cổ phần hóa sẽ được Vinachem khẩn trương thực hiện để sớm hoàn thiện lộ trình tái cấu trúc", phía Vinachem cho biết.

Trong công tác thoái hết vốn, bán bớt vốn tại các doanh nghiệp thành viên, Vinachem sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể.

Đối với doanh nghiệp do Vinachem nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ (7 doanh nghiệp), Vinachem sẽ giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình là 51% và Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam là 51%.

Đồng thời bán bớt một phần vốn tại 5 doanh nghiệp mà tập đoàn này đang nắm giữ 51% vốn điều lệ (Công ty Cổ phần Hơi Kỹ nghệ Que hàn, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển).

Đối với các doanh nghiệp do Vinachem nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, sau khi bán bớt một phần vốn, tỷ lệ nắm giữ vốn của Vinachem là 36% vốn điều lệ tại 9 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cẫn Thơ, Công ty Cổ phần Phân bón miền Nam, Công ty Cổ phần Bột giặt Net, Công ty Cổ phần Bột giặt Lix và Công ty Cổ phần Pin Ắc quy miền Nam).

Cùng với đó, Vinachem sẽ thực hiện thoái hết vốn tại 15 doanh nghiệp theo danh mục phê duyệt tại Quyết định số 16/QĐ-TTg, bao gồm: Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội, Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Vĩnh Phú, Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất miền Nam.

Tiếp nữa là Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội, Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang, Công ty Cổ phần Pin Hà Nội, Công ty Cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất, Công ty Cổ phần Cảng đạm Ninh Bình, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hóa chất Tây Ninh, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng mỏ, Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất.

Đối với 4 doanh nghiệp đang gặp khó khăn, Vinachem sẽ thực hiện thoái hết vốn theo quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 sau khi các doanh nghiệp hết lỗ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, gồm: Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Cổ phần DAP - Vinachem, Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem và Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình.

"Vinachem đã xác định rõ được hướng đi của mình, tuy vậy, trên chặng đường thực hiện tái cấu trúc, để có thể vượt qua những thách thức và khó khăn, ngoài sự nỗ lực của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, Vinachem rất mong nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, nghành liên quan để công tác tái cấu trúc doanh nghiệp ở Vinachem hoàn thành đúng kế hoạch", phía Vinachem bày tỏ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.