Tranh chấp tại Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang: 13 năm chưa dứt

Hà Linh - 27/04/2020 09:40 (GMT+7)

Thương vụ góp vốn thành lập công ty diễn ra cách đây đã 13 năm, thậm chí xuất hiện “chủ mới”, nhưng tranh chấp vẫn chưa dứt. Nguyên nhân sâu xa là do vướng mắc liên quan đến bất động sản.

Công ty TNHH Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang thành lập năm 2007, đăng ký thay đổi chủ sở hữu từ Công ty Xuất nhập khẩu Ðồng Tâm sang Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Cửu Long vào năm 2017.

Hiện công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành viên, trụ sở tại 199A Ðinh Bộ Lĩnh, Khu phố 5, Phường 9, TP. Mỹ Tho.

Mới đây, doanh nghiệp này vướng “lùm xùm” khi thành viên góp vốn cũ là Công ty Liên doanh Thủy sản Việt Nga (Seamprimfico) khởi kiện ra tòa án yêu cầu hủy bỏ việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên.

Sự việc bắt nguồn từ năm 2007, khi Xí nghiệp nước đá Liên doanh Tiền Giang thực hiện việc chuyển đổi sang mô hình công ty.

Ðể thành lập pháp nhân, Công ty Cổ phần Thương mại Satra Tiền Giang (nay là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ðồng Tâm) và Seamprimfico ký hợp đồng về việc thành lập Công ty TNHH Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang ngày 20/8/2007, vốn điều lệ 6 tỷ đồng; mỗi thành viên góp 50%, tương ứng với 3 tỷ đồng.

Trên cơ sở hợp đồng, phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Tiền Giang đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Từ khi Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang thành lập đến nay, Seamprimfico không góp vốn như cam kết, nhiều năm không cử người tham gia điều hành công ty.

Do vi phạm về cam kết góp vốn nên Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ðồng Tâm khởi kiện Seamrimfico ra tòa án. Năm 2011, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang có bản án với nội dung hủy bỏ hợp đồng giữa hai công ty. Bản án xác định, trong hơn 3 năm, Seamrimfico không góp vốn thì không phải là thành viên của Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang.

Ngày 21/12/2016, Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ ba, chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên, với vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng.

Seamprimfico không đồng tình vì cho rằng, việc thành lập Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang gồm 2 nguồn vốn là tiền mặt (vốn góp mỗi bên 3 tỷ đồng) và tài sản. Theo chủ trương của tỉnh Tiền Giang thì tài sản từ Xí nghiệp chuyển cho Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang được xác định mỗi bên 50%.

Xí nghiệp đã bàn giao nguyên trạng toàn bộ vốn, công nợ, tài sản, diện tích đất, hồ sơ tài liệu được kiểm kê, thẩm định giá sang Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang.

Trong đó, Seamprimfico có vốn góp tại xí nghiệp. Tài sản đang tranh chấp là thửa đất tại 199A Ðinh Bộ Lĩnh, Khu phố 5, Phường 9, TP. Mỹ Tho.

Theo quy định, việc thành lập doanh nghiệp phải có dự án đầu tư, còn đây là sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Seamprimfico chỉ không góp phần vốn 3 tỷ đồng là vốn bổ sung thêm.

Công ty cho rằng, hợp đồng thành lập Thủy sản Việt Nga - Tiền Giang ngày 20/8/2007 không có hiệu lực do người ký hợp đồng của Seamrimfico là ông Sotnikov không có thẩm quyền.

Ðược biết, bản án tranh chấp vốn góp đang có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Ðiều 39, Luật Doanh nghiệp 2005 và Ðiều 48, Luật Doanh nghiệp 2015, khi hết thời hạn góp vốn, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên công ty và công ty phải thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

Thời hạn góp vốn theo quy định tại Ðiều 6, Nghị định 102/NÐ-CP ngày 1/10/2010 là 36 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Mới đây, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. HCM quyết định không chấp nhận yêu cầu hủy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Việt Nga - Tiền Giang. Về phần tài sản của Seamrimfico, trong hợp đồng không đề cập đến tài sản này, nên sẽ được giải quyết bằng vụ án khác khi có yêu cầu.

Với quyết định mới của tòa án, Seamrimfico khó có khả năng lấy lại khu đất.

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.