[Top 10 DNNY] Masan: 5 năm thăng trầm cùng những thương vụ M&A

Trang Lê - 04/09/2017 09:51 (GMT+7)

(VNF) – "Xưng đế" trong ngành hàng tiêu dùng bằng nhiều thương vụ M&A, tuy nhiên, kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Masan có xu hướng chững lại.

VNF
Những năm gần đây, thị trường M&A tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết, và cái tên "góp vui" nhiều nhất phải kể đến Masan.

Giai đoạn 2012 – 2014 được xem là thời kỳ đỉnh cao của Masan Consumer, trở thành một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng đứng đầu châu Á. Năm 2012, Masan ghi nhận mức doanh thu 10.389 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước. Trong đó, mức lợi nhuận sau thuế tăng gấp 7 lần từ hơn 400 tỷ đồng trong năm 2008 lên đến 2.850 tỷ đồng trong năm 2012.

Masan có được những kết quả kinh doanh đáng nể như vậy nhờ việc củng cố vị thế thị trường trong ngành hàng tiêu dùng như nước chấm, café, ngũ cốc và mì ăn liền. Những sản phẩm này nếu không chiếm thị phần số 1 Việt Nam, thì cũng giữ vị trí số 2.

Giai đoạn năm 2013 – 2014, những mặt hàng là thế mạnh của Masan như nước chấm, café, mì ăn liền liên tục "bành trướng" trên thị trường Việt Nam. Thị phần nước nắm tăng từ 61,4% lên 70%, thị phần café tăng từ 32,9% lên 41%, còn thị phần mì ăn liền liên tục giữ vững hai con số 25,7%. Kết thúc năm 2014, Masan cũng đạt được những con số ấn tượng hơn bao giờ hết. Doanh thu đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 34,7% so với năm 2013. Lợi nhuận trước lãi vay, khấu hao và thuế đạt gần 4.000 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm trước.

Đặc biệt, doanh thu và lợi nhuận của Masan đạt kỷ lục ở mảng kinh doanh hàng tiêu dùng trong năm 2014 với 13.098 tỷ đồng (chưa bao gồm bia), tăng 9,7% so với năm 2013. Thị trường mà Masan phục vụ từ chỗ chỉ 1,1 tỷ USD vào năm 2013, đã nâng lên 9 tỷ USD vào năm 2014.

Giai đoạn 2012 – 2014 được xem là thời kỳ đỉnh cao của Masan Consumer, trở thành một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng đứng đầu châu Á.

"Nốt trầm" sau khoảng thời gian thăng hoa

Sự ra đi của vị "thuyền trưởng" Trương Công Thắng năm 2014 bắt đầu đánh dấu sự chững lại trong hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của Masan. Không khó để nhận thấy điều này, bởi mặc dù kết quả doanh thu vẫn tăng từ 12.000 tỷ đồng lên đến 13.800 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm từ 3.200 tỷ đồng xuống còn 2.800 tỷ đồng.

Ngoài ra, thị phần của nhiều mặt hàng chủ lực của Masan cũng đi xuống trước sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước khác. Đặc biệt là mặt hàng nước chấm và gia vị liên tục phải đối mặt với những tay đua "trẻ khỏe" khác như Knor của Unilever, Maggi của Nestle hay Aji-ngon của Ajinomoto.

Kết quả, thị phần ngành gia vị, nước chấm của Masan với các thương hiệu nổi tiếng như Tam Thái Tử, Chinsu lại có mức tăng trưởng "nhỏ giọt" từ 2 – 5%. Cụ thể, riêng mảng nước tương giảm thị phần khá nhiều, từ 71,2% xuống còn 70% trong năm 2016. Thị phần nước mắm giảm từ 70% (2014) xuống còn 63% (2016). Bên cạnh đó, mảng mì ăn liền, vốn đóng góp 30 – 40% trong cơ cấu doanh thu của Masan với hai dòng sản phẩm chính là Kokomi và Omachi, thị phần đã giảm từ 25,7% xuống 24% (2016).

Nếm đủ "ngọt đắng" từ những thương vụ M&A

Những năm gần đây, thị trường M&A tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết, và cái tên "góp vui" nhiều nhất phải kể đến Masan. Không thể phủ nhận mức độ chi mạnh tay của Masan với các thương vụ M&A với mục đích "xưng đế" tại ngành hành tiêu dùng, tuy nhiên, không phải "mảnh ghép" nào cũng đem về cho Masan nhiều "trái ngọt".

Thương vụ M&A đầu tiên của Masan là thâm nhập vào thị trường nước giải khát thông qua việc mua lại 50,3% cổ phần tại Vinacafe vào năm 2011. Đến năm 2012, Masan đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 53,2% và hiện tại nắm giữ 60,2% vốn điều lệ ở Vinacafe. Tổng giá trị thương vụ này tính đến năm 2012 đã lên đến 58 triệu USD. Tuy nhiên, Vinacafe đã không khiến Masan phải thất vọng khi có kết quả kinh doanh ấn tượng giai đoạn 2011 – 2012.

Cụ thể, năm 2012, sản lượng tiêu thụ café của công ty đã tăng trưởng hơn 30%, bột ngũ cốc dinh dưỡng tăng khoảng 40%, chính thức trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam về ngũ cốc dinh dưỡng. Đồng thời, doanh thu và lợi nhuận đều lần lượt tăng 41% và 33% so với năm 2011.

Tham vọng "lấn sân" sang thị trường nước giải khát được Masan thể hiện rõ nét hơn thông qua việc mua lại 24,9% cổ phần của nước khoảng Vĩnh Hảo đầu năm 2013. Sau đó ít lâu, Masan tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty này lên 63,5%. Theo tiết lộ từ phía đại diện Masan, giá trị thương vụ này vào khoảng 21 triệu USD. Đến nay Masan đã nắm giữ tới 84,2% vốn điều lệ tại Vĩnh Hảo. Đây được xem như là một mối "lương duyên" thành công của Masan khi cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2013 của Masan đều tăng trưởng tốt, mức tăng lợi nhuận từ 13,3 tỷ đồng năm 2012 lên 223 tỷ đồng năm 2013.

Năm 2014 doanh thu của Masan "thắng đậm" nhờ thâm nhập vào ngành hàng bia với thương hiệu "Sư Tử Trắng". Cụ thể, Masan đã mua lại Bia Phú Yên, đổi tên thành "Sư Tử Trắng, đồng thời, kiểm soát 32,8% vốn cổ phần tại Cholimex. Như vậy, ngành hàng bia với nền tảng là Masan Brewery đã giúp Masan tiến công thành công vào thị trường bia 4 tỷ USD tại Việt Nam. Thương hiệu "Sư Tử Trắng" cũng có khởi đầu thành công ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đạt doanh thu 140 tỷ đồng trong riêng quý 4/2014. Bên cạnh đó, Masan cũng tiếp tục mua lại 100% Công ty Cổ phần Saigon Nutri Food để tiến sâu vào thị trường thịt 18 tỷ USD tại Việt Nam.

Kết thúc năm 2015, Masan nâng tỷ lệ vốn sở hữu tại Proconco (Công ty cổ phần sản xuất thức ăn gia súc Việt Pháp) lên 50%. Đây là doanh nghiệp lớn thứ 2 trên thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam, chiếm tới 10% thị phần. Trước đó, năm 2011, Masan đã mở rộng sang chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp bằng việc mua lại 40% cổ phần tại Proconco với tổng trị giá đầu tư là 94 triệu USD. Đồng thời, tháng 4/2015, Masan cũng mạnh tay chi 2.200 tỷ USD để sở hữu 99,9% vốn điều lệ tại Sam Kim, công ty sở hữu 52% vốn ở Proconco và 70% vốn ở Anco. 

Sau đó, Masan đã đổi tên Sam Kim thành Masan Nutri – Science và chính thức ở vị trí thứ 2 trong ngành hàng thức ăn chăn nuôi trị giá 6 tỷ USD. Hiện tại, Masan đã sở hữu 75,2% vốn điều lệ tại Proconco thông qua chiến lược mua lại cổ phiếu quỹ. Cuối năm 2015, tập đoàn này đã chi 200 tỷ đồng để mua lại toàn bộ Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn từ tay Tập đoàn Quang Dũng. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất xúc xích.

Đáng nói nhất năm 2016 là việc Masan đã thông qua công ty con Anco, chiến thắng Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), để chính thức trở thành đối tác chiến lược của Vissan. Điều này cũng không dễ dàng gì đối với Masan khi phải chi 126.000 đồng/cổ phiếu, tức hơn 1.427 tỷ đồng để sở hữu 14% vốn điều lệ tại Vissan. Sở dĩ Masan "ngậm đắng nuốt cay" chấp nhận trả giá cao hơn gấp 7,4 lần để mua cổ phiếu Vissan bởi mong ước thâm nhập vào ngành hàng thực phẩm chế biến và thịt tươi sống có giá trị thị trường lên tới 18 tỷ USD.

Masan đã trải qua nhiều thăng trầm trong 5 năm qua cùng những thương vụ M&A đình đám

Tính toán kỹ lưỡng từng đường đi nước bước trên con đường M&A, tuy nhiên, kết quả kinh doanh từ nhiều ngành hàng không phải lúc nào cũng sáng sủa. Những "kỳ tích" năm 2013 đã không thể lặp lại vào năm tiếp theo đối với Vĩnh Hảo khi có kết quả kinh doanh ảm đạm trong năm 2014, vừa không đạt mục tiêu về doanh thu lại vừa bị thua lỗ 1,6 tỷ đồng. Chưa kể, Masan lại phải cân cả Vinacafe với kết quả lãi sau thuế đã giảm tới 27%, xuống còn 295,3 tỷ đồng trong năm 2015.

Đồng thời, mảng chủ lực của Masan, thực phẩm – đồ uống với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như Omachi, nước mắm Chinsu, Quang Hanh cũng có bước trầm lắng sau thời gian dài thăng hoa. Mặt hàng bia, Sư Tử Trắng, tưởng chừng hứa hẹn đem đến kết quả kinh doanh nổi trội thì lại không đạt được như mong đợi mặc dù Masan đã dành kinh phí lớn để làm quảng bá, marketing rầm rộ. Bia Sư Tử Trắng chỉ tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chỉ dừng lại ở sản xuất bia lon và việc phân phối loại bia này đến các cửa hàng tạp hóa cũng không hiệu quả.

Tương lai của những thương vụ M&A của Masan cũng khó nói do vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều đối thủ mạnh khác. Dù đã mua lại 65% vốn điều lệ tại Nước khoáng Quảng Ninh từ năm 2015 nhằm mục đích kết hợp với Vĩnh Hảo, đưa công ty này trở thành đơn vị cung cấp nước khoảng nội lớn nhất Việt Nam nhưng giấc mơ này rất khó thành. Trước khi bước lên ngôi vị cao nhất, Masan phải vượt qua những ông lớn như La Vie (Nestle), Aquafina (PepsiCo), Dasani (Coca-Cola Việt Nam). Tương tự, mục tiêu xây dựng vị thế tại ngành bia của Masan cũng rất áp lực, bởi rõ ràng thị trường bia vốn đã được thiết lập từ những thương hiệu đình đàm hàng chục năm qua như Tiger, Heineken, bia Sài Gòn,…

Tuy nhiên, có vẻ Masan vẫn vững lòng tin với những thương hiệu M&A, lãnh đạo của Masan cho biết: "Tập đoàn Masan có khả năng huy động vốn trong khi Công ty Hàng tiêu dùng Masan có nền tảng hoạt động tốt về Marketing, hệ thống phân phối, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuỗi cung ứng". Bên cạnh đó, "Masan thâu tóm các đơn vị vốn đã có vị trí trong ngành. Điều này giúp tận dụng được thế mạnh về nguồn lực, thương hiệu sản phẩm, nhà máy và hạ tầng".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.