Tổng thống Joe Biden ký dự luật cấm nhập hàng hoá từ Tân Cương

Quỳnh Anh - 24/12/2021 13:48 (GMT+7)

(VNF) - Sau những tranh cãi không hồi kết về vấn đề nhân quyền tại khu vực Tân Cương (Trung Quốc), ngày 23/12, tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập khẩu hàng hoá từ khu vực Tân Cương do lo ngại về lao động cưỡng bức, khiến Trung Quốc giận dữ lên án.

VNF
Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Dự luật “Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ” là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại cách đối xử mà Washington cho là thiếu tôn trọng nhân quyền của Bắc Kinh với những người dân tộc Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Theo đạo luật này, Tổng thống Mỹ được yêu cầu áp đặt biện pháp trừng phạt đối với quan chức Trung Quốc bị cáo buộc "vi phạm nhân quyền ở Tân Cương".

Một số hàng hóa, chẳng hạn như bông, cà chua và polysilicon (được sử dụng trong sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời), được chỉ định là những sản phẩm cấm nhập khẩu hàng đầu.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc ông Biden phê chuẩn luật này nhấn mạnh "cam kết của Mỹ trong việc chống lại lao động cưỡng bức, và cả trong bối cảnh cuộc diệt chủng đang diễn ra ở Tân Cương".

"Bộ Ngoại giao cam kết làm việc với Quốc hội và các đối tác liên ngành của chúng tôi để tiếp tục giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương và tăng cường hành động quốc tế chống lại sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này", ông Antony tuyên bố.

Một trong những đồng tác giả của dự luật, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeff Merkley, cho rằng cần phải "gửi một thông điệp rõ ràng để chống lại nạn diệt chủng và lao động nô lệ".

Vị Thượng nghị sĩ bày tỏ: "Giờ đây chúng tôi cuối cùng có thể đảm bảo rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ có thể mua hàng hóa mà không vô tình đồng lõa với các vụ vi phạm nhân quyền khủng khiếp của Trung Quốc".

Đáp lại hành động của Nhà Trắng, đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết Mỹ đã "phớt lờ sự thật và vu khống ác ý tình hình nhân quyền ở Tân Cương."

"Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế, đồng thời là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc cực lực lên án và kiên quyết bác bỏ việc này", phát ngôn viên Đại sứ quán Liu Pengyu cho biết.

Trước đó, phía Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc coi thường nhân quyền tại Tân Cương và cưỡng bức người lao động. Đồng thời, chính phủ Mỹ và một số quốc gia khác đã tạo sức ép lên các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc như Nike, H&M, hay mới đây nhất là Intel, phải ngưng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tại Tân Cương.

Hành động này đã khiến chính phủ và người dân Trung Quốc nổi giận. Trong khi chính phủ của ông Tập Cận Bình nhiều lần phủ nhận hành vi lạm dụng người lao động tại Tân Cương, người dân Trung Quốc cũng kêu gọi tẩy chay các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc đại lục.

Sự việc trở nên căng thẳng từ cuối tháng 3 năm nay khiến nhiều doanh nghiệp phải lên tiếng xin lỗi vì không muốn làm “mếch lòng” các thượng đế tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới.

Không chỉ vậy, báo Global Times của Trung Quốc cũng tuyên bố hành động quay lưng của các doanh nghiệp đa quốc gia với Trung Quốc là “ăn cháo đá bát” và kêu gọi chính phủ Trung Quốc khiến những doanh nghiệp này phải “trả giá đắt”.

Xem thêm >> Intel ‘hứng bão’ tại Trung Quốc sau tuyên bố không dùng lao động tại Tân Cương

Theo CNBC, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, cổ phiếu “họ” Apec phủ sắc tím

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, cổ phiếu “họ” Apec phủ sắc tím

(VNF) - Bộ ba cổ phiếu API, APS và IDJ thuộc hệ sinh thái Apec của ông Nguyễn Đỗ Lăng đồng loạt tím trần sau màn "tái xuất" bất ngờ của doanh nhân này.

Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý

Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý

(VNF) - Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.

Chủ hộ kinh doanh muốn nghỉ hưu tuổi 40: Lời khuyên từ chuyên gia tài chính

Chủ hộ kinh doanh muốn nghỉ hưu tuổi 40: Lời khuyên từ chuyên gia tài chính

(VNF) - Đã bước qua tuổi 40, công việc kinh doanh cũng đã tạm ổn định, có nhiều kênh tích trữ và đầu tư tài sản, cùng với sự thay đổi của xã hội, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng cao. Rất nhiều tiểu chủ, chủ kinh doanh đã tính đến chuyện “dưỡng già” sau độ tuổi 40.

Khám phá công nghệ trẻ hoá được sao Hollywood ưa chuộng

Khám phá công nghệ trẻ hoá được sao Hollywood ưa chuộng

(VNF) - Dù đã bước sang ngưỡng tuổi trung niên nhưng những người đẹp như Jennifer Aniston, Gwyneth Paltrow, Jennifer Lopez… vẫn giữ sức vẻ đẹp mơ ước. Thậm chí, trong Met Gala 2024, nữ ca sĩ 50 tuổi Jennifer Lopez đã gây ấn tượng mạnh với làn da căng bóng, thân hình săn chắc trong bộ đầm ôm sát.

Đề nghị 2 Bộ trả lời dứt khoát: 'Giá vé máy bay còn tăng nữa không?'

Đề nghị 2 Bộ trả lời dứt khoát: 'Giá vé máy bay còn tăng nữa không?'

(VNF) - Dẫn báo cáo của Cục Hàng không về việc giá vé máy bay tăng nhưng vẫn chưa kịch trần, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị 2 Bộ trả lời dứt khoát về việc giá vé tới đây còn tăng nữa không

Hơn 300.000 trái phiếu DN đáo hạn: Áp lực trả nợ cao nhất 3 năm qua

Hơn 300.000 trái phiếu DN đáo hạn: Áp lực trả nợ cao nhất 3 năm qua

(VNF) - Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong năm 2024 khoảng 300.000 tỷ đồng (cao nhất trong 3 năm gần đây), trong đó nhóm bất động sản chiếm khoảng 44,2%.

Cơ quan thuế ứng dụng AI phân tích dữ liệu, phát hiện các hành vi gian lận, bất thương

Cơ quan thuế ứng dụng AI phân tích dữ liệu, phát hiện các hành vi gian lận, bất thương

(VNF) - Ngành Thuế đã xây dựng chức năng cảnh báo xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn, bước đầu nghiên cứu, áp dụng AI vào phân tích dữ liệu hoá đơn điện tử (HĐĐT) để phát hiện rủi ro giá bất thường.

Trung Quốc tham vọng dẫn đầu cuộc đua tiền điện tử: Còn nhiều gian nan

Trung Quốc tham vọng dẫn đầu cuộc đua tiền điện tử: Còn nhiều gian nan

(VNF) - Trung Quốc nghiên cứu tiền kỹ thuật số từ năm 2014 và thử nghiệm đầu tiên tại một số thành phố vào năm 2020. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn có nhiều rào cản để tham vọng dẫn đầu cuộc đua tiền điện tử của Trung Quốc thành hiện thực.

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền ảo

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền ảo

(VNF) - Theo Triple-A, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu tiền ảo (tiền số, tiền điện tử) cao nhất thế giới.

Bên trong ga ngầm metro Bến Thành

Bên trong ga ngầm metro Bến Thành

(VNF) - Ga ngầm Bến Thành, quận 1 có quy mô lớn, hiện đại nhất tuyến Metro số 1, gồm 4 tầng, hiện đã hoàn thiện cơ bản, chờ khai thác thương mại.