Tổng công ty Sông Hồng có còn đủ sức cho thoái vốn?

Hiếu Minh - 28/10/2019 07:30 (GMT+7)

Thua lỗ kéo dài khiến vốn chủ sở hữu âm trên 600 tỷ đồng, tính khả thi của kế hoạch bán 49% vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Hồng (thuộc Bộ Xây dựng) đang được đặt dấu hỏi.

VNF
Tổng công ty Sông Hồng có còn đủ sức cho thoái vốn?

Báo cáo tài chính quý III/2019 của công ty mẹ Tổng công ty Sông Hồng vừa công bố cho thấy bức tranh kinh doanh bi đát hơn so với trên báo cáo tài chính bán niên.

Trong kỳ, Tổng công ty lỗ gần 16 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 956 tỷ đồng. Với mức thua lỗ đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã âm tới 628,5 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 9, Tổng công ty có khoản nợ phải trả lên tới hơn 1.635 tỷ đồng, hầu như không giảm so với con số hơn 1.644 tỷ đồng hồi đầu năm nay. Trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 1.138 tỷ đồng, nợ dài hạn là 497,4 tỷ đồng.

Ban Tổng giám đốc thừa nhận, do không có khả năng thanh toán khoản nợ, bị ngân hàng xếp vào tín dụng xấu nên doanh nghiệp không đủ điều kiện về năng lực để tham gia các gói thầu nhằm tạo thêm nguồn tài chính cho công ty mẹ và các công ty thành viên. Quý III, Tổng công ty chỉ có khoản doanh thu gần 1,5 tỷ đồng.

Ông Lã Tuấn Hưng, Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Hồng cho biết, hiện nay, doanh thu và sản lượng được duy trì chủ yếu là chuyển tiếp dở dang từ các năm trước sang có hiệu quả thấp, lãi vay lớn.

Công ty mẹ và tổ hợp các công ty thành viên vẫn tiếp tục mất khả năng thanh toán nghiêm trọng do nợ phải trả cho công trình Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và nợ phải trả liên quan đến các nghĩa vụ bảo lãnh cho các công ty con.

Cũng theo đại diện Ban Tổng giám đốc, sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp không triển khai được dự án đầu tư, không có hợp đồng thi công xây lắp, dẫn tới thua lỗ triền miên.

Ðể khắc phục tình trạng này, Ban Tổng giám đốc đã thực hiện một số giải pháp khẩn cấp như tái cơ cấu Tổng công ty thông qua việc chuyển nhượng phần vốn tại các công ty con, công ty liên kết về mức 36% hoặc bán hết vốn nhà nước vào năm 2018, đồng thời tăng vốn điều lệ từ 270 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông. Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa có triển vọng phục hồi. 

Tình trạng kiệt quệ của Tổng công ty Sông Hồng và các đơn thành viên đã được Công ty Kiểm toán CPA Việt Nam cảnh báo trước đó trên báo cáo soát xét bán niên 2019.

Theo đó, CPA Việt Nam cho biết, dù đã thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế nhưng vẫn không thể khẳng định được các khoản công nợ phải thu, phải trả, không đánh giá được khả năng thu hồi nợ, khả năng thanh toán nợ đến thời điểm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính…

Kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến lưu ý về việc không xác định được tác động của các khoản nợ theo kết luận thi hành án đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó có bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 45 ngày 12/4/2018 của Toà án nhân dân TP. Hà Nội về việc Tổng công ty phải tiếp tục trả khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc 95,43 tỷ đồng chưa thanh toán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).

Trong Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ gần đây, đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Hồng, ông Trần Huyền Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, tính đến cuối tháng 6/2019, phần vốn nhà nước còn lại tại Tổng công ty là 132,4 tỷ đồng, chiếm 49,04% vốn điều lệ.

Nếu tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa không có cải thiện thì không thể tránh khỏi việc Công ty buộc phải tuyên bố phá sản và mất trắng toàn bộ vốn nhà nước.

Ðể vớt vát được số vốn nhà nước còn lại, vừa qua, Tổ đại diện phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty đã trình Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch thoái vốn gấp trong năm 2019 thông qua phương thức đấu giá công khai.

Ðiều đáng quan tâm là, doanh nghiệp này cũng có mặt trong danh mục doanh nghiệp đề nghị thoái vốn đến 2020 đang được trình Thủ tướng Chính phủ.

Với thực trạng tài chính, kinh doanh hiện nay của Tổng công ty Sông Hồng, thị trường đặt câu hỏi kịch bản thoái vốn sẽ như thế nào để khả thi?

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

(VNF) - Rủi ro điều chỉnh trong một vài phiên tới là hiện hữu. Mặc dù mức điều chỉnh có thể không quá lớn nhưng đây mới là cơ hội mua vào, thay vì lao vào thị trường khi đà tăng ngắn hạn đã qua đoạn cao trào.

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

(VNF) - Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết cho biết, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh do các mảng hoạt động đều tăng trưởng, đặc biệt đến từ mảng kinh doanh xe ô tô sau khi hoàn thành hợp nhất Tasco Auto trở thành công ty con từ tháng 9/2023 nên lợi nhuận quý I/2024 tăng đột biến.

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

(VNF) - Phòng cháy chữa cháy không bảo đảm, công ty quản lý vận hành tạm chậm trễ duy tu, bảo trì thang máy, gây nguy cơ mất an toàn, BQT có dấu hiệu “không công khai” các hoạt động thu, chi tài chính… khiến hàng ngàn cư dân khu đô thị Rừng Cọ, Ecopark “bức xúc”.

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

(VNF) - Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng tại Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ năm 2015. Nhu cầu tăng mạnh đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục.

Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

(VNF) - FWD Việt Nam ra mắt tính năng “chú thích thuật ngữ bảo hiểm tức thời” trên website của công ty, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong việc đọc hiểu các thông tin bảo hiểm để nắm rõ quyền lợi của mình.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.