‘Tôi chưa thấy ai đầu tư cho làm chính sách, cán bộ làm chính sách là cán bộ nghèo nhất’

Tào Minh - 15/01/2019 11:59 (GMT+7)

(VNF) – Đó là nhận định của TS Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo “Điểm lại pháp luật kinh doanh 2018” do VCCI tổ chức sáng nay (15/1).

VNF
TS Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM

Chúng ta mới chỉ ăn mừng ở phạm vi rất nhỏ

Năm 2018 được xem là “năm đồng khởi” trong việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, theo đánh giá của TS Phan Đức Hiếu, chúng ta mới chỉ đang dừng ở mức tháo gỡ rào cản.

“Luật pháp không phải chỉ là tháo gỡ rào cản, luật pháp còn phải là thúc đẩy sự phát triển. Chúng tôi chưa nhìn thấy một đạo luật hay một nghị định nào ra đời mà thoát khỏi tư duy tháo gỡ rào cản cả”, TS Hiếu nói.

Theo TS Hiếu, một trong những thách thức lớn nhất của công cuộc cải cách hiện nay là động lực cải cách chỉ mới xuất phát từ Chính phủ. “Chỉ có Chính phủ áp đặt xuống, yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải cải cách. Gần như chưa có cơ quan nào tự có sáng kiến cải cách đệ trình lên Chính phủ. Tôi đặt câu hỏi: vậy động lực cải cách này sẽ ra sao khi Chính phủ không còn yêu cầu hoặc giảm bớt yêu câu đối với bộ ngành? Vậy đâu là động lực để duy trì cải cách?”

Thách thức lớn thứ hai mà TS Hiếu nêu ra là việc kiểm soát chất lượng của các điều kiện kinh doanh được ban hành mới. “Đây là vấn đề hết sức thách thức. Ai dám đảm bảo năm 2019 sẽ có 169 - 170 nghị định tương đương năm 2018. Ai dám đảm bảo từng ấy nghị định trong năm 2019 sẽ tốt hơn năm 2018. Cơ chế nào đảm bảo thực thi các nghị định này.

“Tôi chứng kiến rất nhiều điều kiện kinh doanh đang đc Bộ này bãi bỏ thì Bộ kia lại đưa vào. Điều gì đảm bảo kiểm soát một cách có hiêu quả chất lượng của các quy định?”, TS Hiếu nêu vấn đề.

Về phạm vi cải cách, Viện phó CIEM nhấn mạnh chúng ta mới chỉ ăn mừng ở một phạm vi cải cách rất nhỏ, đó là điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành.

“Nhưng một nghị định dày 30 trang chỉ có 2 điều về điều kiện kinh doanh thôi, còn lại là vô số phương thức quản lí khác. Nếu không phải điều kiện kinh doanh thì đương nhiên các quy định này không thuộc đối tượng cắt giảm.

“Tôi hỏi anh chị: những quy định đấy có ràng buộc, hạn chế doanh nghiệp không? Rất hạn chế và ràng buộc luôn. Như vậy, ta mới làm được 2 việc rất nhỏ là điều kiện gia nhập thị trường và kiểm tra chuyên ngành, còn vô số ràng buộc khác thì chưa. Đó là thách thức rất lớn”, TS Phan Đức Hiếu nói.

Một thách thức khác cũng được TS Hiếu đề cập là chuyện thực thi các quy định mới. Theo ông, năm vừa qua có mấy chục nghị định mới, nghị định sửa đổi các nghị định cũ. “Doanh nghiệp liệu có nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo để biết cái gì thay đổi không? Tôi ví dụ chuyện ta bỏ quy hoạch cửa hàng xăng dầu, nhiều doanh nghiệp nói họ không biết điều ấy, họ không cập nhật được.

“Vậy với dòng chảy pháp luật kinh doanh thế này thì ngay cả việc tổ chức thực hiện, việc thông tin kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp cũng đã là thách thức. Tôi chưa thấy có động thái gì để giúp đỡ doanh nghiệp trong việc này”, ông Hiếu nói thêm.

Cán bộ nghèo nhất là cán bộ làm chính sách

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục cải cách, TS Phan Đức Hiếu cho rằng trong năm 2019, Chính phủ cần thay đổi cách tiếp cận cải cách. Cụ thể, Chính phủ nên chỉ đạo bãi bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh mà không cần tranh cãi.

“Tại sao một cơ quan nhà nước lại cấp chứng chỉ hành nghề? Tại sao cứ phải có 3 năm kinh nghiệm mới được làm quản lí? Chúng ta khuyến khích mọi người học nghề nhưng lại quy định người quản lý hoặc thành lập doanh nghiệp phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học, vậy ai học nghề nữa? Cho nên cái yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm… phải bãi bỏ hàng loat, không tranh cãi gì cả”, ông Hiếu nói.

TS Hiếu cũng đề nghị bãi bỏ tất cả quy định giới hạn về thời gian. “Ví dụ chứng chỉ hành nghề chỉ có 5 năm, nó lẽ ra phải là vô thời hạn, vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh. Nếu tôi mở nhà máy, đầu tư nhiều tiền, giấy phép của tôi chỉ có 5 năm thì rủi ro là rất lớn. Thế sau 5 năm tôi không được gia hạn thì điều gì xảy ra? Quy định như vậy mà còn hỏi doanh nghiệp Việt Nam vì sao không chịu lớn, không đầu tư dài hạn. Cho nên đợt này tôi cho rằng không tranh cãi nữa, bãi bỏ hàng loạt, ngay lập tức”.

Về lâu dài, TS Hiếu cho rằng điều cần quan tâm là làm thế nào có được cơ chế đảm bảo chất lượng của quy định.

“Có 2 thứ tôi cho làm được ngay khi chưa sửa được luật. Một là các bộ không chọn cơ quan tham mưu chủ trì xây dựng chính sách là cơ quan thực thi chính sách. Sự tách biệt lợi ích ngay từ khâu tham mưu chính sách là rất quan trọng.

“Thứ hai, chúng ta nói đầu tư xã hội, đầu tư công trình nhưng chưa ai nói đầu tư cho làm chính sách, nâng cao năng lực cho bộ phận làm chính sách.

“Nếu không thay đổi cơ chế làm chính sách thì không ổn. Tôi tin rằng cán bộ nghèo nhất là cán bộ làm chính sách. Cho nên về lâu dài, việc đầu tư cho bộ phận làm chính sách là cực kì quan trọng, nó phải tương đương như đầu tư hạ tầng”, TS Hiếu nói thêm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.