Toan tính của các 'tay chơi' trong căng thẳng Mỹ - Iran

Duy Sơn - 20/01/2020 08:04 (GMT+7)

Các cường quốc châu Âu, Nga và Trung Quốc đều có lợi ích ở Trung Đông, khiến họ không muốn xung đột Mỹ - Iran vượt quá tầm kiểm soát.

Căng thẳng Washington - Tehran leo thang sau vụ Mỹ không kích hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani, cũng như đòn đáp trả bằng tên lửa đạn của Iran. Dù tình hình đã lắng dịu và khó dẫn tới chiến tranh, giới chuyên gia vẫn cho rằng những hệ quả của chúng không chỉ là vấn đề giữa Mỹ và Iran mà còn tác động đến hàng loạt cường quốc trên thế giới.

"Liên minh châu Âu (EU) chắc chắn sẽ rơi vào thế khó xử. Họ muốn làm trung gian hòa giải giữa Washington và Tehran nhưng dường như không thể gây tác động với cả hai phía", công ty tư vấn tình báo Stratfor có trụ sở tại Mỹ nhận định.

Đại diện các nước tham gia ký JCPOA năm 2015. Ảnh: Wikimedia Commons

Mỹ tỏ ý không muốn EU làm trung gian hòa giải khi Tổng thống Donald Trump nhiều lần yêu cầu Anh, Đức và Pháp từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) được ký với Iran năm 2015. Washington rút khỏi thỏa thuận hồi năm 2018 và tái áp đặt nhiều biện pháp cấm vận nhằm vào Tehran.

Bản thân quan hệ EU - Iran cũng rất phức tạp. Anh, Đức và Pháp đang vật lộn để thuyết phục Iran tuân thủ điều khoản JCPOA, trong bối cảnh Tehran liên tục giảm bớt cam kết nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Washington. Chính phủ ba nước này cũng chỉ trích chương trình tên lửa đạn đạo của Iran cũng như đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Anh, Đức và Pháp hôm 14/1 kích hoạt "cơ chế giải quyết tranh chấp" theo JCPOA với cáo buộc Iran vi phạm điều khoản về hạn chế chương trình hạt nhân. Động thái này nhằm buộc Tehran tuân thủ thỏa thuận nếu không muốn bị các cường quốc này trừng phạt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy EU muốn duy trì JCPOA bằng biện pháp ngoại giao và cơ chế đa phương.

Dù công khai lên án Iran tấn công căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq, cả Anh và Pháp đều bí mật thuyết phục Mỹ không trả đũa quân sự do lo ngại rằng EU sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu xung đột lan rộng tại Trung Đông.

Các nước châu Âu lo ngại Iran phát triển sức mạnh hạt nhân nhưng cũng đối mặt nguy cơ các lực lượng dân quân thân Iran, vốn là thành phần quan trọng của cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq, bị suy yếu. Bất ổn Trung Đông gia tăng cũng khiến EU hứng chịu thêm làn sóng người di cư, kèm theo đó là chủ nghĩa khủng bố bùng phát khắp châu lục.

Tên lửa phòng không Tor-M1 được Nga bán cho Iran năm 2005. Ảnh: AFP

Iran là trụ cột quan trọng trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông của Nga. Ngoài cạnh tranh ảnh hưởng với phương Tây, Moskva cũng muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí và các hoạt động kinh tế trong khu vực.

"Nga sẽ muốn duy trì JCPOA dưới hình thức nào đó, nhưng quan hệ hợp tác Nga - Iran không hoàn toàn phụ thuộc vào điều này. Nếu JCPOA đổ vỡ và Iran bị tái áp đặt trừng phạt, Nga có thể điều chỉnh hợp tác để hạn chế tác động của các biện pháp cấm vận thứ cấp, nhưng chắc chắn không cắt quan hệ vì Tehran là đối tác hữu ích ở Trung Đông", các chuyên gia của Stratfor nhận xét.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Iran cũng có thể buộc Nga cân nhắc trước khi hỗ trợ xây dựng nhà máy hạt nhân hoặc bàn giao các vũ khí hiện đại như tên lửa phòng không S-300 cho Tehran. Điều này có thể khiến Moskva mất một phần nguồn thu trực tiếp từ các hợp đồng quốc phòng, cùng nhiều thỏa thuận đi kèm nếu JCPOA đổ vỡ.

Nga nhiều khả năng vẫn ủng hộ Iran một cách thận trọng, bởi nó sẽ giúp Nga tiếp tục mở rộng ảnh hưởng khu vực. Việc cắt đứt quan hệ sẽ khiến Tehran trở thành đối thủ cạnh tranh chính trị của Moskva trong cuộc chiến cũng như quá trình tái thiết Syria.

Trung Quốc cũng muốn đảm bảo ổn định ở vịnh Ba Tư do lợi ích kinh tế và bảo vệ nguồn cung dầu mỏ. Một cuộc khủng hoảng kéo dài hoặc xung đột quân sự ở khu vực có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu và khiến giá dầu thô tăng vọt, đe dọa nhân lực và tài sản của Bắc Kinh tại Trung Đông, cũng như gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu. Điều này không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.

Căng thẳng khu vực leo thang cũng thách thức chính sách duy trì quan hệ thận trọng của Bắc Kinh với các nước Trung Đông. Trung Quốc sẽ rơi vào thế khó khăn khi phải cân bằng với Iran và các đối thủ của họ như Mỹ, Arab Saudi và Israel.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Nga hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters

Iran là nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Trung Quốc, cũng đóng vai trò thiết yếu trong tham vọng mở rộng hiện diện và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã điều chỉnh quan hệ với Tehran để không gây hại đến hợp tác với các nước Vùng Vịnh, cũng như tránh để các công ty đang hoạt động ở Iran bị Mỹ trừng phạt bổ sung.

Bắc Kinh đang không ngừng kêu gọi thúc đẩy hòa bình và đối thoại để bảo vệ lợi ích ở Trung Đông, đồng thời bắt tay với châu Âu để duy trì JCPOA và tìm thêm các kênh ngoại giao khác.

"Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận truyền thống là tập trung vào ngoại giao, hạn chế tham gia trực tiếp vào các vấn đề tại Trung Đông để tránh bị kéo vào xung đột sắc tộc và tôn giáo phức tạp", các chuyên gia của Stratfor dự đoán.

Theo VNE/Business Insider
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Làm mới động lực cải cách thể chế

Làm mới động lực cải cách thể chế

(VNF) - Nhấn mạnh quan điểm nền kinh tế phục hồi chưa bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chưa hết khó khăn, nhiều chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam phải làm mới các động lực cải cách thể chế bởi đây là chìa khóa giúp tăng trưởng trở nên bền vững.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

(VNF) - Trái với kỳ vọng nhu cầu cao đối với các dòng xe sử dụng động cơ hybrid (lai xăng - điện), hiện nhiều mẫu xe sử dụng loại truyền động này đang phải giảm giá bán để xả hàng tồn, kiếm doanh số.

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Hàng loạt biệt thự tại dự án khu du lịch biển The Song Đà Nẵng xây dựng dở dang rồi bỏ hoang nhiều năm trời.

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

(VNF) - Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội được khởi công vào 2021, dự kiến sẽ được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong cuối năm 2024.

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

(VNF) - Ngày 1/5, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.