Toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2021: Nhiều triển vọng nhưng cũng lắm thách thức

Hạnh Chi - 01/01/2021 16:14 (GMT+7)

(VNF) - Có thể nói, trong năm 2020, kinh tế thế giới đã phải trải qua đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Các chuyên gia nhận định rằng kinh tế toàn cầu có nhiều triển vọng phát triển trong năm 2021, nhưng cũng có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua.

VNF
1

Ngành du lịch khởi sắc

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất mà năm 2020 phải hứng chịu đó là việc đóng cửa biên giới vì đại dịch. Không chỉ ngành du lịch đa quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề mà nhu cầu đi lại vì giao thương, chính trị cũng bị đình trệ. 

Tính tới ngày 1/11, hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nới lỏng các hạn chế liên quan tới Covid-19. Theo đó, nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch thế giới dự báo nhu cầu du lịch quốc tế sẽ phục hồi vào năm 2021, chủ yếu là vào quý III. Tuy nhiên, khoảng 20% chuyên gia lại cho rằng sự phục hồi chỉ có thể xảy ra vào năm 2022.

Trước đó, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc cho biết thiệt hại của ngành du lịch toàn cầu là 730 tỷ USD, gấp 8 lần so với thời kỳ đại suy thoái cách đây hơn 10 năm. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi đầu tiên chịu tác động của COVID-19 sụt giảm nặng nề nhất, giảm đến 79%, tiếp theo là châu Phi và Trung Đông cùng giảm 69%, châu Âu giảm 68% và châu Mỹ giảm 65%.

Các nước đóng cửa biên giới với những mức độ khác nhau.

Kinh tế phục hồi nhẹ

Cuộc "Đại phong toả" năm 2020 đã kéo theo một loạt hoạt động sản xuất, giao thương bị suy yếu. Hậu quả là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia đã giảm xuống mức kỷ lục. Trong 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số GDP toàn cầu giảm 15,6%, lớn gấp 4 lần so với cuộc suy thoái năm 2008.

Sang năm 2021, kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại vào mức 5,2%. Tuy nhiên, nếu những biến thể virus SARS Cov-2 lan mạnh và vaccine chưa thể tiếp cận toàn bộ người dân, những thành quả của sự phát triển vaccine đều có khả năng tiêu tan.

Biểu đồ suy giảm của các nền kinh tế lớn, trong đó châu Âu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tình trạng thất nghiệp gia tăng

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, ở một số quốc gia, tác động ban đầu của đại dịch Covid-19 với thị trường lao động "lớn gấp 10 lần so với những gì người ta quan sát được trong những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008".

Sự u ám của cuộc khủng hoảng nhiều khả năng vẫn sẽ đeo bám tầng lớp lao động trong năm 2021. Không thể phủ nhận những tác động nặng nề của đại dịch lên toàn cầu nhưng kéo theo đó lại là sự thúc đẩy quá trình tự động hóa trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus hoặc không cho phép làm việc từ xa.

Nhà kinh tế học Daniel Susskind tại Đại học Oxford cho rằng: “Máy móc không đổ bệnh, không cần cách ly để bảo vệ đồng nghiệp, không cần nghỉ làm". Theo công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, ước tính tự động hóa sẽ thay thế 132.000 công nhân ở Mỹ vào năm 2030, và Covid-19 đang đẩy nhanh tiến độ này.

Làn sóng tự động hóa sẽ khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng trong năm 2021.

Nợ chính phủ tăng vọt

Trong năm 2020, hầu hết các chính phủ đều mạnh tay với ngân sách hỗ trợ để bảo vệ cuộc sống cho người lao động. Theo IMF, tính đến tháng 10, tổng các nước đã chi tới 12.000 tỷ USD để giảm bớt những tác động của đại dịch với nền kinh tế.

Cũng theo Quỹ này, mức chi tiêu đáng kinh ngạc của các quốc gia đã đẩy nợ công toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại nhưng các chính phủ không nên rút những gói kích thích này quá sớm.

Trong năm 2021, Chính phủ các nước sẽ phải chật vật với khoản nợ khổng lồ trong.

Tại Mỹ, báo cáo cập nhật triển vọng ngân sách cho thấy nợ chính phủ của Mỹ có thể vượt quy mô nền kinh tế nước này trong tài khóa 2021 (bắt đầu từ tháng 10/2020). Đây sẽ là mức cao nhất kể từ năm 1946 do các khoản chi lớn của Mỹ nhằm ứng phó dịch Covid-19.

Sự hỗ trợ của các ngân hàng trung ương

Tại thời điểm tình trạng lây lan dịch bệnh lên đỉnh điểm, các ngân hàng trung ương cũng hỗ trợ kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất, đưa nhiều khoản lãi xuống thấp kỷ lục để giúp các chính phủ quản lý nợ của mình.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất trước cuối năm 2023 trong khi Anh và châu Âu cũng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, do vậy đồng USD sẽ tiếp tục đà giảm giá. Đa số các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn cũng đã tăng cường mua tài sản nhằm tìm cách hỗ trợ các nền kinh tế của họ trước những ảnh hượng nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra.

Các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, 2021 có thể được xem là một năm mang tính bản lề đối với hoạt động số hóa tiền tệ. Sau khi đồng tiền số Bitcoin đạt mức giá cao kỷ lục 28.000 USD hôm 27/12. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thúc đẩy số hóa đồng Nhân dân tệ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có kế hoạch thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số.

Nhìn chung, năm 2021 đến gần với nhiều triển vọng phát triển nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Các nhà phân tích kinh tế đánh giá 2021 là sự lạc quan cùng tâm lý thận trọng đồng thời là niềm tin của sự hồi phục trong hoạt động kinh tế.

Xem thêm >> NIKKEI: Kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn phục hồi trong năm 2021

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú sáng lập Binance CZ bị đề nghị 3 năm tù

Tỷ phú sáng lập Binance CZ bị đề nghị 3 năm tù

(VNF) - Các công tố viên Mỹ đã đề nghị mức án tù 3 năm cho Changpeng Zhao (CZ), người sáng lập và cựu giám đốc điều hành của Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, sau bê bối vi phạm luật chống rửa tiền.

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Làm mới động lực cải cách thể chế

Làm mới động lực cải cách thể chế

(VNF) - Nhấn mạnh quan điểm nền kinh tế phục hồi chưa bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chưa hết khó khăn, nhiều chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam phải làm mới các động lực cải cách thể chế bởi đây là chìa khóa giúp tăng trưởng trở nên bền vững.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.