Tín hiệu mừng từ các dự án FDI tỷ USD

Thắng Trung - 01/05/2021 08:25 (GMT+7)

(VNF) - Việc xuất hiện của các dự án tỷ USD và hàng loạt dự án công nghệ không chỉ mang ý nghĩa về mặt số lieeyj mà còn hiện thực hóa về một thế hệ FDI mới - thế hệ FDI được chọn lọc.

VNF
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong quý I/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD.

Sự trở lại của các dự án lớn

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong quý I/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong cơ cấu đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, bù lại việc sụt giảm ở hình thức góp vốn mua cổ phần chính là sự gia tăng rất mạnh ở vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Bệ đỡ chính cho sự gia tăng ấn tượng này là việc quay lại của các dự án tỷ USD.

Phải gần 1 năm kể từ ngày dự án 4 tỷ USD Điện khí Bạc Liêu được trao chứng nhận đăng ký đầu tư, Việt Nam mới đón nhận dự án tỷ USD tiếp theo. Đó là Dự án Nhiệt điện Ô Môn II với công suất thiết kế 1.050 MW, tổng vốn đăng ký khoảng 1,3 tỷ USD, của liên danh Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex). Đây là một trong 4 nhà máy thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ), dự kiến vận hành năm 2026. Việc dự án này được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng cho TP. Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, dự án trên vẫn chưa phải là số 1. Cuối tháng 3/2021, dự án lớn nhất được cấp phép trong quý I là Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) đã được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An. Nhà máy điện LNG Long An I và II do Công ty VinaCapital GS Energy Pte. Ltd làm chủ đầu có công suất dự kiến 3.000 MW, gồm hai nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất mỗi nhà máy 1.500 MW. Nhà máy điện Long An I dự kiến sẽ đi vào vận hành vào tháng 12/2025, nhà máy điện Long An II vận hành vào tháng 12/2026.

Bên cạnh hai dự án trên, cũng phải nhắc đến một dự án lớn khác nữa, đó là dự án tăng vốn thêm 750 triệu USD của LG Display. Đây là lần thứ 4, LG Display tăng vốn đầu tư và sau lần tăng vốn này, Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 3,25 tỷ USD, trở thành dự án đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhất tại Hải Phòng.

Đáng mừng hơn, ngoài các dự án đã được cấp phép, hàng loạt dự án “khủng” cũng đang xếp hàng để đổ bộ vào Việt Nam. Ngay sau dự án với vốn đăng ký đầu tư 270 triệu USD tại Bắc Giang được cấp phép trong tháng 1/2021, Tập đoàn Foxconn đã có chuyến công tác tại Thanh Hóa với mong muốn được tỉnh giới thiệu địa điểm và ủng hộ tập đoàn đầu tư vào một khu công nghiệp quy mô khoảng 150 ha để xây dựng các nhà máy sản xuất với tổng mức đầu tư 1,3 tỷ USD. Cũng tại Thanh Hóa, Tập đoàn AVG Capital Partners (Liên bang Nga) đã ký kết biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai dự án Tổ hợp Chế biến thịt lợn tại tỉnh này. Quy mô Dự án không khỏi khiến dư luận bất ngờ, bởi tổng vốn đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD.

Rõ ràng, đây là những tín hiệu vui cho thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm 2021, năm được Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn cho dòng vốn đầu tư toàn cầu, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Thời cơ cải thiện chất lượng dòng vốn

Đã từng có thời gian rất dài các chuyên gia kinh tế bàn nhiều về mặt trái của đầu tư nước ngoài như dự án ít hàm lượng công nghệ, thiếu tính liên kết, ô nhiễm môi trường hay các dự án li ti chiếm thị phần nhà đầu tư nội. Thậm chí có nhiều quan điểm mang tính bài xích luồng vốn đầu tư này.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 nhất quán khẳng định khu vực đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài và đưa ra những định hướng để cải thiện chất lượng dòng vốn này. Những định hướng của Nghị quyết dần được cụ thể hóa bằng những chính sách, hành động cụ thể và các dự án xuất hiện gần đây phần nào minh chứng cho bước chuyển của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Dịch bệnh COVID- 19 có thể xem là bước cản của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng xét theo khía cạnh tích cực, đây cũng điểm lặng để Việt Nam không phải chạy đua về thu hút với quốc gia cạnh tranh trong khu vực, từ đó có những rà soát với khu vực đầu tư nước ngoài trong nước cũng như đón lõng những dự án chất lượng đang có kế hoạch dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Ngay từ đầu năm 2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra yêu cầu cần chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Vị Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài của Chính phủ cũng yêu cầu rà soát doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đánh giá độ tuân thủ pháp luật, nhất là bảo vệ môi trường, chống chuyển giá, thận trọng khi xem xét các dự án về luyện thép, nhiệt điện, nhôm.

Cùng với đó, rà soát lại các ưu tiên, ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có công nghệ thấp, tốn diện tích, tiêu hao năng lượng cao, rủi ro môi trường và các doanh nghiệp không có kế hoạch gắn kết lâu dài tại Việt Nam. “Thay đổi chính sách ưu đãi, chỉ tập trung cho những doanh nghiệp công nghệ cao có chuyển giao công nghệ, gắn kết với doanh nghiệp trong nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ các công ty dịch chuyển dây chuyền sản xuất về nước hoặc đầu tư sang nước thứ ba nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này bằng việc “hoá giải” những thách thức, điểm nghẽn trong thu hút FDI chất lượng những năm qua.

“Về điều kiện mặt bằng sản xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đang rà soát các dự án chậm triển khai, hoạt động không hiệu quả... để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới. Rà soát, xây dựng danh sách các địa phương, khu công nghiệp, khu kinh tế đã chuẩn bị về hạ tầng, nhân lực, năng lượng... có thể sẵn sàng tiếp nhận ngay các dự án trong dòng chuyển dịch, tái định vị sản xuất. Rà soát, xem xét bổ sung quy hoạch khu công nghiệp để đón dòng vốn FDI mới”, ông Hoàng cho biết.

Bàn về tính thời cơ, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đưa ra lời khuyên, cần phải hành động kiên quyết bởi thời gian đang là nhân tố quyết định. “Doanh nghiệp muốn dịch chuyển sang Việt Nam cần phải được tiếp tục sản xuất nên nếu thủ tục quá rườm rà lên tới 6 tháng, 1 năm thì không thể đón lõng dòng vốn dịch chuyển. Cần làm sao để chỉ trong 3 tháng có thể cấp đất cho doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, đi vào sản xuất. Các khu công nghiệp phải tạo điều kiện cho người ta làm nhanh nhất”, GS-TSKH. Nguyễn Mại khuyến nghị.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.