Tiền từ người dân và doanh nghiệp vẫn chảy đều vào ngân hàng

Minh Tâm - 18/06/2021 09:39 (GMT+7)

(VNF) - 4 tháng đầu năm 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng tăng 2,05% trong khi tiền gửi của dân cư tăng 2,34%. Diễn biến này khác biệt so với 4 tháng đầu năm 2020, khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm tới 3,94% còn tiền gửi của dân cư lại tăng tới 3,37%.

VNF
Tiền từ người dân và doanh nghiệp vẫn chảy đều vào ngân hàng

Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thu nhập, lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn chảy đều vào hệ thống ngân hàng.

Theo số liệu mới công bố từ Ngân hàng Nhà nước, 4 tháng đầu năm 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng đã tăng 2,2%, tương đương 220.270 tỷ đồng, lên trên 10,2 triệu tỷ đồng.

Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,05%, tiền gửi của dân cư tăng 2,34%.

Diễn biến này khác biệt so với 4 tháng đầu năm 2020, khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm tới 3,94% còn tiền gửi của dân cư tăng tới 3,37%, trong bối cảnh các tổ chức kinh tế lao đao vì đợt cách ly xã hội toàn quốc còn người dân thì bước vào tâm thế "phòng thủ".

Trên thực tế, 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam cũng phải đối mặt với đợt bùng phát dịch lần thứ 3 và chớm xuất hiện đợt bùng phát dịch lần thứ tư, tuy nhiên, việc tiền gửi tăng đều ở các tổ chức kinh tế lẫn dân cư dường như cho thấy doanh nghiệp và người dân đã làm quen với trạng thái "bình thường mới".

Cũng theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, 4 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng tới 4,17%, tương đương 382.960 tỷ đồng, lên gần 9,6 triệu tỷ đồng.

Trong đó, Công nghiệp là ngành ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh nhất với 5,55%, kế đó là Thương mại với mức tăng 4,85% và Các hoạt động dịch vụ khác với 4,44%. Tăng thấp hơn mức bình quân là các ngành Vận tải và viễn thông (tăng 2,24%), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 1,77%), Xây dựng (tăng 1,29%).

Cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều, chỉ đạt 1,41%. Điều này củng cố thêm quan điểm doanh nghiệp và người dân đã thích nghi với trạng thái "bình thường mới".

Trước dịch, thời kỳ 4 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng tín dụng nhỉnh hơn một chút so với con số 4 tháng đầu năm 2021, 4,46% so với 4,17%.

Việc tăng trưởng tín dụng cao hơn đáng kể tăng trưởng tiền gửi khách hàng phần nào khiến thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thu hẹp hơn. Với 220.270 tỷ đồng tiền gửi khách hàng tăng thêm và 382.960 dư nợ tín dụng chảy vào nền kinh tế, thanh khoản ngân hàng đã bị thu hẹp bớt 162.690 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

(VNF) - Sau nhiều nỗ lực, Nga vẫn không thể nhận về hàng tỷ Rupee đang “mắc kẹt” tại các ngân hàng Ấn Độ. Thay vào đó, Moscow sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào cổ phiếu và cơ sở hạ tầng tại quốc gia châu Á.

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

(VNF) - Với mức lỗ ròng 236 tỷ đồng trong năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Du lịch Hoàng Trường tiếp tục trượt dài trong thua lỗ, với số lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng.

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

(VNF) - Hãng xe pháp Peugeot chính thức rút lui khỏi thị tường Indonesia, nơi tiêu thụ ô tô lớn nhất Đông Nam Á.

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Theo bảng xếp hạng mới nhất của Forbes, tổng cộng có 139 người ở Đông Nam Á sở hữu khối tài sản trên 1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam có 6 tỷ phú.

PCI 2023: Chính quyền giảm tính năng động, DN tư nhân kém lạc quan

PCI 2023: Chính quyền giảm tính năng động, DN tư nhân kém lạc quan

(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI nhận báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng có một số điểm cần quan tâm khi trở ngại trong tiếp cận đất đai gia tăng, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, tính năng động, tiên phong của cán bộ chính quyền địa phương có dấu hiệu chững lại. Trong khi đó, mức độ lạc quan của khối kinh tế tư nhân đang xuống thấp, hơn cả mức đáy thời kỳ khủng hoảng 2012 - 2013.

Hoa Sen bơm vốn, dự án khách sạn nghìn tỷ tại Yên Bái sẽ hồi sinh?

Hoa Sen bơm vốn, dự án khách sạn nghìn tỷ tại Yên Bái sẽ hồi sinh?

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen sẽ rót thêm 200 tỷ đồng cho Hoa Sen Yên Bái để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án.

Bắt Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bắt Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

(VNF) - Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bị bắt về tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

Bất động sản Dream City Villas: Lợi nhuận âm, ROE âm gần 27 lần

Bất động sản Dream City Villas: Lợi nhuận âm, ROE âm gần 27 lần

(VNF) - Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Dream City Villas mới công bố tình hình thực hiện kết quả kinh doanh năm 2023. Theo đó, lợi nhuận sau thuế ở mức âm 280 tỷ đồng, cùng với đó là nợ phải trả hơn 8.552 tỷ đồng, gấp 8 lần vốn chủ sở hữu.

Quảng Ninh năm thứ bảy liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI

Quảng Ninh năm thứ bảy liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI

(VNF) - Báo cáo xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố cho thấy: Top 3 PCI năm nay lần lượt là Quảng Ninh, Long An và Hải Phòng.

Lời hứa của Bầu Đức khó thành: HAG chưa thể xoá lỗ luỹ kế vào 6/2024

Lời hứa của Bầu Đức khó thành: HAG chưa thể xoá lỗ luỹ kế vào 6/2024

(VNF) - Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức từng "hứa", HAG dự kiến đến tháng 6/2024 sẽ xoá lỗ luỹ kế và năm 2026 sẽ trả hết nợ. Với lợi nhuận mục tiêu 1.320 tỷ đồng, HAG chỉ có thể xoá gần 80% lỗ luỹ khi hoàn tất kế hoạch lợi nhuận này. Như vậy kế hoạch xoá lỗ luỹ kế của bầu Đức có thể phải lùi sang năm 2025.