Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: 'Muốn làm ăn hiệu quả với Mỹ, phải minh bạch, đàng hoàng'

Anh Minh (thực hiện) - 14/09/2023 11:33 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Tổng thống Mỹ Joe Biden sang Việt Nam, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã dành cho VietnamFinance một cuộc phỏng vấn về quan hệ Việt Mỹ và tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

VNF
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:

“Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng bí thư là điểm khác biệt so với các chuyến thăm của các tổng thống Obama và Donald Trump. Phía Mỹ chuẩn bị rất kỹ cho chuyến thăm này, Tổng thống Biden đến Việt Nam mà không dự hội nghị của ASEAN mặc dù Tổng thống Indonesia đã tìm cách để điều chỉnh lịch để đón ông ấy. Thứ hai nữa là trong thời gian qua, một loạt quan chức Mỹ đã sang thăm Việt Nam, từ Phó Tổng thống cho đến các Bộ trưởng, đó là điểm rất đặc biệt.

Hai nước nâng cấp quan hệ đối tác thì đấy là một quyết tâm, là nỗ lực từ cả hai phía. Về mặt kinh tế, Mỹ hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, từ điện thoại cho đến đồ gỗ, nông sản… trong khi ta nhập máy bay Boeing. Do đó, tổng thống Biden đến thăm Việt Nam và hai nước nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện thì cũng không phải là quá sớm, trước đó Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và nay với Mỹ. Chúng ta thấy rằng việc nâng cấp mối quan hệ giữa hai bên là một nỗ lực rất đáng trân trọng.

Trong tình hình hiện nay, hai bên cần nỗ lực để giữ ổn định ở biển Đông và phía Mỹ đã nói một cách rất rõ ràng rằng Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường”. Ý tứ của họ rất rõ ràng, tức là ủng hộ độc lập tự chủ của Việt Nam, ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh chứ không phải là một nước là yếu”.

- Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn còn khiêm tốn trong thời gian qua. Một số công ty sản xuất như Nike, Ford hay Coca Cola có được những thành công nhất định nhưng trường hợp mà mình rất là kỳ vọng là Intel lại hoạt động khá trầm lắng. Lý do là tại sao?

Trong quan hệ kinh tế thì Mỹ đầu tư chưa nhiều vào Việt Nam bởi vì thủ tục và môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thuận lợi. Lý do lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lực của mình kém, trong khi họ cần nguồn nhân lực trình độ cao, có kỷ luật, làm việc sáng tạo, tận tụy. Vấn đề là Việt Nam phải nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực lên. Tốt nhất, nên đàm phán trực tiếp với các tập đoàn đấy và mời họ đến tư vấn, góp ý cho mình là ông cần những người chất lượng như thế nào, ông đề nghị những vấn đề gì… Cần chuẩn bị để đón nhận đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam để sản xuất chip phát triển công nghiệp điện tử như đã được công bố.

Tôi hy vọng sau chuyến thăm này của Tổng thống Mỹ Biden có thể đem lại động lực mới cho nguồn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới. Gần đây, có ý kiến nói rằng doanh nghiệp Mỹ bỏ Trung Quốc sang Việt Nam. Tôi cho rằng nhận định đó chưa chính xác. Đúng ra là họ chuyển một bộ phận sang Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn chứ họ không “bỏ Trung Quốc”. Những nhà đầu tư đã vào Trung Quốc 25-30 năm nay, xây dựng cơ ngơi lớn ở đó rồi không lý do gì họ lại bỏ đi.

- Theo ông, trong ứng xử cũng như cách làm ăn với người Mỹ tới đây, nên làm gì để có thể hợp tác vừa đàng hoàng mà lại hiệu quả?

Cách làm việc với người Mỹ tốt nhất là công khai, minh bạch và thẳng thắn hợp tác với họ. Tôi biết có một công ty dệt may nhập hàng của Trung Quốc rồi gắn mác Việt Nam xuất sang Mỹ, khi được phía Mỹ nhắc nhở thì công ty này lại khẳng định họ tự sản xuất ở Việt Nam. Thế là phía Mỹ điều tra, tìm ra được nhà máy mà công ty này nhập ở Trung Quốc đến đấy xem và phát hiện ra cái máy dệt có lỗi đó. Họ chụp máy móc và lỗi ấy xong họ đến hỏi công ty của Việt Nam, yêu cầu chỉ ra máy có cái lỗi này ở đâu và chỉ cho biết máy mắc lỗi ở nhà máy Trung Quốc như thế nào thì công ty Việt Nam đành chịu. Đấy là cách làm việc của người Mỹ, tức là làm việc một cách thẳng thắn, sòng phẳng.

Thỉnh thoảng báo chí có viết thị trường Mỹ là một “thị trường khó tính”. Tôi không cho rằng thị trường nào là khó tính, mà đó thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Mục tiêu là người ta bảo vệ người tiêu dùng, và do đó họ đòi hỏi mình cùng hợp tác với nhau chứ không phải có ý đồ gì xấu, gây khó dễ gì cho mình.

- Ông nhận xét thế nào về môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay?

Tôi rất hoan nghênh quyết tâm chống tham nhũng, dân gian vẫn gọi là “đốt lò”. Công việc này đã đạt được những kết quả chưa từng có nhưng không thể dừng lại được ở đấy. Bởi vì đốt lò như thế thì đã hết chưa? Chắc chắn là chưa phải hết, có lẽ là đó chỉ là cái đỉnh của tảng băng còn chìm, còn khoảng đang chìm ở dưới chắc còn lớn. Thứ hai, tại sao lại xảy ra cái chuyện đó? Thế thì tất cả những quy trình của bổ nhiệm cán bộ và giám sát thế nào… là những điều cần phải làm rõ.

Bây giờ giải pháp là gì? Bài toán là phải phát triển kinh tế, phải làm sao vận dụng kinh tế số, Chính phủ điện tử để có một cái bộ máy gọn nhẹ hơn, có hiệu quả hơn. Thứ hai là mình nói “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thế thì mình phải công khai các quy trình thủ tục, chẳng hạn hồ sơ dự án của doanh nghiệp nộp vào ngày hôm nay thì lập tức đưa lên mạng là đã nhận, do đồng chí nào ở bộ phận nào xử lý, dự kiến trả lời vào ngày nào, ai là là người chịu trách nhiệm… Chúng ta đang có một không gian rất lớn để cung cấp sự công khai, minh bạch.

- Gần đây, tinh thần phản biện chung của xã hội đối với các vấn đề của môi trường kinh doanh có vẻ trầm lắng, theo ông là tại sao?

Đấy là điều làm cho tôi rất suy nghĩ và đắn đo về việc tôi có nên viết một bài về cải cách thể chế. Khẩu hiệu của mình là phải làm sao để công chức không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng. Nếu muốn không cần tham nhũng thì phải giống như Singapore, tức là lương của công chức cao hơn lương giám đốc doanh nghiệp. Nếu không làm được thì dĩ nhiên công chức sẽ cho rằng họ có quyền cấp đất, cấp phép, vì sao lại thu nhập ít hơn doanh nhân?

Hồi chúng tôi làm Luật Doanh nghiệp năm 1999, câu chuyện chiến đấu với giấy phép con rất căng thẳng. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương làm dự án đi điều tra phát hiện ra mấy trăm giấy phép con, chẳng hạn mua sắt vụn cũng cần giấy phép vì “lỡ trong đó có bom mìn thì sao”, bán báo cũng cần giấy phép vì “nhỡ không bán báo mình mà bán báo của bên khác thì sao”. Có chuyện khôi hài là doanh nghiệp tư nhân chỉ được đóng sà lan 2.000 tấn còn sà lan trên 2.000 tấn thì phải để cho doanh nghiệp, tổ chức nhà nước làm. Doanh nghiệp tư nhân nói toàn bộ cán bộ kỹ sư của doanh nghiệp của công ty đều là người nhà nước, không có việc làm thì chúng em mời sang bên này, trình độ đâu có kém gì bên kia mà tại sao không cho làm.

Xin chú ý báo cáo của VCCI là mặc dù chiến dịch "đốt lò" đang được tiến hành nhưng tỉ lệ doanh nghiệp báo cáo rằng là họ phải trả bôi trơn càng tăng lên. Báo cáo gần đây nhất là 72% doanh nghiệp cho rằng phải có chi phí bôi trơn, cách đây mấy năm là 34% xong rồi lên 52%. Con số đó là rất đáng chú ý vì công cuộc chống tham nhũng đang được người dân rất ủng hộ, nhưng vì sao con số kia vẫn tăng?

Hiện nay lại có hiện tượng một bộ phận công chức và doanh nghiệp sợ, e ngại, họ nói với tôi là chúng em thà cuối năm bị phê phán là không năng động và không hoàn thành nhiệm vụ hoặc là không sáng tạo, còn hơn là phải đứng trước tòa án. Bởi vì bây giờ là luật lệ của chúng ta còn chồng chéo, rất rủi ro trong áp dụng. Tôi đi dự hội thảo thì mọi người đều phát biểu rất hay nhưng mà đến khi uống với nhau cốc bia thì lúc bây giờ họ lại nói bây giờ anh xem tình hình như thế này, tụi em đưa chuyện này đưa chuyện kia ra thì lúc bấy giờ có người sẽ đá xéo mình, sẽ lại tìm cách trả miếng mình, phức tạp lắm, cho nên chúng em muốn an toàn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

(VNF) - Đối tượng thử nghiệm đầu tiên của Neuralink - startup cấy ghép chip não của tỷ phú Elon Musk, đã phát sinh vấn đề chỉ vài tuần sau khi được cấy ghép thử nghiệm.

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

(VNF) - Hơn 100 phi hành đoàn, hầu hết đều là những thành viên cấp cao của Air India Express đã đột ngột cáo ốm từ tối 7/5, buộc hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ phải hủy hàng chục chuyến bay và làm gián đoạn kế hoạch đi lại của hàng nghìn hành khách.

Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ

Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết đã thực hiện thanh tra và kết luận thanh tra tại 19 đơn vị có ngành nghề kinh doanh bất động sản, qua đó đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó yêu cầu nộp ngân sách nhà nước 493,1 tỷ đồng, xử lý tài chính khác gần 1.000 tỷ đồng.

Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

(VNF) - Trung tâm triển lãm Hội chợ của Công ty cổ phần ACS Việt Nam hết thời 'hoàng kim', trở thành kho chứa hàng, cơ sở vật chất xuống cấp. Các công ty con đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thiện thủ tục liên quan chấm dứt hoạt động kinh doanh do nợ thuế. Cùng với đó, cổ đông SCIC muốn thoái vốn tại ACS.

TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

(VNF) - Dự kiến đến năm 2035, TP. HCM xây dựng hoàn thành khoảng 183km đường sắt (metro) gồm các tuyến số 1 (40,8km); số 2 (20,22/62,8km); số 3 (29,53/62,17km); số 4 (36,82/43,4km); số 5 (32,5/53,87km); số 6 (22,85/53,8km)...

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

(VNF) - 491m² mặt bằng mái Lotte Mart xây không phép và hàng loạt trường hợp vi phạm xây dựng khác tại quận 7, TP.HCM sẽ bị địa phương cưỡng chế tháo dỡ thời gian tới.

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

(VNF) - Khách sạn 4 sao có tên Romance, toạ lạc tại số 16 Nguyễn Thái Học, Phú Hội, TP. Huế là tài sản thế chấp của Công ty TNHH Doanh Ngân tại VietinBank Thừa Thiên - Huế vừa được Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo bán đấu giá với 127,504 tỷ đồng.

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

(VNF) - Theo sự phát triển của xã hội, càng có nhiều người chọn cuộc sống độc thân thay vì lập gia đình có con. Không bị áp lực về gia đình con cái, liệu những người độc thân trên 35 tuổi cần lưu ý những điều gì về quản lý tài chính cá nhân khi đã bước sang tuổi 35?

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

(VNF) - Tại cuộc họp báo mới đây của TP. HCM, ông Đinh Thiên Tân, Trưởng Phòng Quản lý vận hành, Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, hiện nay TP. HCM có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu của nhà nước chưa bố trí, không có người ở.

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

(VNF) - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 15 triệu đồng/lượng. Giữa lúc vàng 'nóng bỏng tay', thương hiệu độc quyền vàng miếng SJC đề ra mục tiêu lãi 70 tỷ đồng sau thuế, mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.