Tiền số quốc gia là tương lai của tài chính toàn diện?

Thùy Dung - 14/02/2023 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành (central bank digital currency - CBDC) có thể giúp các quốc gia đạt được ổn định tài chính nhờ đem đến khả năng hồi phục và tính khả dụng cao hơn, xử lý thanh toán nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn so với các hình thức tiền điện tử tư nhân.

VNF
Có 114 quốc gia, chiếm hơn 95% GDP toàn cầu, đã tìm hiểu các đề xuất đa dạng về thiết kế, quyền truy cập và cơ sở hạ tầng của CBDC (Nguồn: Freepik)

CBDC ngày càng trở nên phổ biến

CBDC là hình thức kỹ thuật số của tiền định danh được phát hành và quản lý bởi một ngân hàng trung ương ở một quốc gia cụ thể.

TS Vũ Thị Hồng Nhung, giảng viên Kinh tế, Khoa Kinh doanh - Đại học RMIT Việt Nam, giải thích: “CBDC có một số đặc điểm tương tự như tiền điện tử và giá trị được gắn với tiền pháp định của quốc gia. Tuy nhiên, CBDC có thể khác với các loại tiền điện tử khác vì các giao dịch không ẩn danh do hình thức tiền tệ tập trung”.

Dựa trên dữ liệu từ CBDC Tracker tháng 12/2022, có 114 quốc gia, chiếm hơn 95% GDP toàn cầu, đã tìm hiểu các đề xuất đa dạng về thiết kế, quyền truy cập và cơ sở hạ tầng của CBDC. Nếu so sánh với tháng 5/2020 thì khi đó chỉ có 35 quốc gia cân nhắc tới CBDC.

Hiện tại, 60 quốc gia đã đạt tới giai đoạn phát triển chuyên sâu, thí điểm và triển khai CBDC. Mười một quốc gia, bao gồm Bahamas, Nigeria và các quốc gia trong Liên minh tiền tệ Đông Caribê, đã ra mắt đầy đủ một loại tiền điện tử của họ.

Từ tháng 12/2022, tất cả các nền kinh tế G7 đã chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang giai đoạn phát triển CBDC. Mười tám trong số các quốc gia G20 đang trong giai đoạn phát triển CBDC chuyên sâu, cho thấy sự tiến bộ đáng kể và sự đầu tư vào nguồn lực mới.

TS Vũ Thị Hồng Nhung (trái) và TS Bùi Duy Tùng (phải).

Năm 2023, hơn 20 quốc gia sẽ thực hiện các bước quan trọng để tiếp tục hoặc bắt đầu thí điểm CBDC, bao gồm Australia, Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga. Các quốc gia thử nghiệm CBDC trong các dự án thí điểm bao gồm Thụy Điển, Trung Quốc, Jamaica và Ukraine.

TS Nhung chia sẻ: “Thí điểm CBDC của Trung Quốc đã tiếp cận 260 triệu người và dự kiến sẽ mở rộng ra hầu hết các quốc gia vào năm 2023”.

Ý nghĩa của CBDC tại Việt Nam

Gần đây, Chính phủ Việt Nam thông báo sẽ làm việc với ngân hàng trung ương để phát triển chương trình thí điểm triển khai CBDC. Đây là bước đi quan trọng cho thấy chính phủ cam kết phát triển công nghệ tiên tiến này và triển khai thành công trên quy mô lớn.

Giảng viên Kinh tế Đại học RMIT, TS Bùi Duy Tùng cho biết: “CBDC dựa trên công nghệ blockchain, góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán bằng cách tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính và công ty fintech ứng dụng và thử nghiệm các công nghệ hiện đại, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam”.

“CBDC cải thiện độ tin cậy, an toàn và giảm thiểu rủi ro của hệ thống thanh toán nhờ tính minh bạch, xác minh và bảo mật. CBDC còn là một nền tảng có thể hỗ trợ hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện thành công lộ trình chuyển đổi số”.

CBDC sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam bằng cách cho phép nhiều người hơn tiếp cận với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa không có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, CBDC có thể được sử dụng ở những khu vực không có kết nối Internet, cho phép mọi người thực hiện các giao dịch tài chính với chi phí thấp bằng các thiết bị điện tử đơn giản, phổ biến rộng rãi.

CBDC cũng cung cấp một công cụ hữu hiệu và hiệu quả để thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Việc phát hành CBDC cho phép ngân hàng nhà nước kiểm soát nguồn cung tiền một cách chính xác. Do đó, độ trễ chính sách sẽ giảm hơn nữa, nhờ vậy mà nâng cao năng suất và hiệu quả của việc điều tiết tiền tệ.

Tuy nhiên, TS Tùng cũng dự đoán rằng một số vấn đề thiết yếu phải được làm rõ trước khi triển khai CBDC. Đầu tiên, cần phải cải cách quy định quan trọng cho phép chính phủ phát hành tiền số. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xác minh xem mình có đang thực hiện đúng không, trước khi nộp đơn yêu cầu phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Thứ hai, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng số quốc gia để tương thích với việc phát hành CBDC tại Việt Nam. Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã thí điểm và ra mắt CBDC đặc biệt hữu ích cho Việt Nam nhằm giảm thiểu những khó khăn và vướng mắc trong giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn phát triển CBDC.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

(VNF) - Ramond Holdings vừa xuất hiện trên thị trường với tư cách nhà phát triển bất động sản với các dự án liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đáng chú ý, 3 cổ đông lớn của công ty gồm bà Phạm Thị Lan Phương và 2 người con của ông Đỗ Anh Dũng - cực Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

(VNF) - Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq ngày 12/5 cho biết các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq, khi vòng cấp phép thăm dò hydrocarbon của quốc gia Trung Đông này tiếp tục bước sang ngày thứ hai.

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

(VNF) - Khách hàng mua bảo hiểm năm thứ 2, đã qua thời gian chờ và nằm trong phạm vi bảo hiểm "chi trả" 100%, đi cắt polyp đại tràng có gây mê tại phòng khám đa khoa Thu Cúc. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ để làm thanh toán thì VBI từ chối chi trả với lý: Đây là thủ thuật, không phải phẫu thuật.

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

(VNF) - Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển y tế Thành Đông làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ.

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

(VNF) - Nhiều vấn đề trong Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 vẫn đang được đưa ra bàn luận và đề xuất chỉnh sửa.

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

(VNF) - Hải Dương sẽ đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án nhà ở và khu đô thị tại Hải Dương với tổng diện tích hơn 5ha.

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

(VNF) - Kể từ khi Nghị định 24 ra đời, doanh thu của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) liên tục giảm mạnh. Năm 2024, thay vì vàng miếng, SJC chọn tập trung vào mảng kinh doanh trang sức.

10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024: Mitsubishi Xpander dẫn đầu, Honda CR-V xếp đáy

10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024: Mitsubishi Xpander dẫn đầu, Honda CR-V xếp đáy

(VNF) - Mitsubishi Xpander tiếp tục giữ "ngôi vương" trong bảng xếp hạng 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2024. Trong khi đó, mẫu sedan "quốc dân" Toyota Vios quay trở lại cuộc đua với vị trí thứ 3 và đứng đáy bảng xếp hạng là Honda CR-V.

Qua 1 đợt 'sốc' tỷ giá, nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn

Qua 1 đợt 'sốc' tỷ giá, nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn

(VNF) - Tỷ giá tăng mạnh gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp có khoản nợ vay bằng USD hay nhập khẩu lớn. Nhiều doanh nghiệp báo lỗ đậm ngay quý đầu năm. Để hạn chế thiệt hại từ tỷ giá, nhiều doanh nghiệp đang hướng về thị trường nội địa.

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".