Thương vụ M&A lớn nhất nửa đầu 2023 gọi tên Pfizer - Seagen

Minh Nhật - 01/08/2023 10:12 (GMT+7)

(VNF) - Thương vụ sáp nhập giữa Pfizer và Seagen là giao dịch M&A lớn nhất toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2023.

VNF
Thương vụ sáp nhập giữa Pfizer và Seagen có quy mô lớn nhất trong nửa đầu năm 2023.

Nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn khiến làn sóng sáp nhập tiếp tục chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2023. Số lượng giao dịch M&A được công bố trên toàn cầu đã giảm 21% trong khi định giá giảm 39%, theo Dealogic.

Thương vụ M&A lớn nhất từ đầu năm đến nay là thương vụ trị giá 45,6 tỷ USD của Pfizer với công ty công nghệ sinh học toàn cầu chuyên khám phá, phát triển và thương mại hóa các loại thuốc điều trị ung thư biến đổi Seagen.

Pfizer (NYSE: PFE) và Seagen (Nasdaq: SGEN) đã ký một thỏa thuận sáp nhập vào tháng 3 năm nay. Theo đó, Pfizer sẽ mua lại Seagen với số tiền 229 USD cho mỗi cổ phiếu Seagen với tổng giá trị doanh nghiệp là 43 tỷ USD. Mục đích của thương vụ sáp nhập này là để thúc đẩy cuộc chiến chống lại bệnh ung thư – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Albert Bourla, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer cho biết: “Pfizer và Seagen sẽ cùng nhau tìm cách đẩy nhanh thế hệ đột phá ung thư tiếp theo và mang đến các giải pháp mới cho bệnh nhân bằng cách kết hợp sức mạnh của công nghệ liên hợp thuốc - kháng thể (ADC) của Seagen với quy mô và sức mạnh về năng lực cũng như chuyên môn của Pfizer”.

Pfizer - Seagen hợp tác để thúc đẩy cho cuộc chiến chống ung thư.

Seagen là công ty tiên phong trong công nghệ ADC – phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư một cách ưu tiên và hạn chế độc tính ngoài mục tiêu - với bốn trong tổng số mười hai ADC được FDA chấp thuận và sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Thương vụ M&A này sẽ giúp Seagen tận dụng khả năng kỹ thuật protein và hóa dược của Pfizer để thúc đẩy công nghệ ADC và mở khóa các kết hợp mục tiêu mới tiềm năng và sinh học thế hệ tiếp theo.

Theo ước tính, Seagen sẽ mang về doanh thu dự kiến đạt 2,2 tỷ USD vào năm 2023, tăng 12% so với năm trước. Doanh thu của Seagen đến từ từ bốn loại thuốc cùng dòng, tiền bản quyền cũng như các thỏa thuận hợp tác và cấp phép. Pfizer tin rằng Seagen có thể đóng góp hơn 10 tỷ USD doanh thu vào năm 2030 với tiềm năng tăng trưởng đáng kể.

Trong khi đó Pfizer Oncology đang sở hữu tới 24 loại thuốc trị ung thư cải tiến đã được phê duyệt, tạo ra doanh thu 12,1 tỷ USD vào năm 2022, với nguồn lợi lớn từ các liệu pháp cho bệnh ung thư vú di căn và ung thư tuyến tiền liệt.

Danh mục đầu tư trực tiếp của Pfizer tập trung vào bốn lĩnh vực chính, bao gồm ung thư vú, ung thư cơ quan sinh dục, huyết học và y học chính xác. Sự kết hợp với Seagen được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi khả năng điều trị ung thư giai đoạn đầu của Pfizer.

Pfizer dự kiến sẽ tài trợ cho thỏa thương vụ này thông qua khoản nợ dài hạn mới trị giá 31 tỷ USD và số dư từ sự kết hợp giữa tài trợ ngắn hạn và tiền mặt hiện có. Pfizer dự kiến sẽ đạt được hiệu quả chi phí gần 1 tỷ USD trong năm thứ 3 sau khi hoàn tất thương vụ.

Pfizer và Seagen dự kiến sẽ hoàn thành thương vụ vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, tùy thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện đóng thông thường, bao gồm sự chấp thuận của các cổ đông của Seagen và nhận được sự chấp thuận theo quy định bắt buộc.

Theo Fortune
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục, Dow Jones lần đầu chạm mốc 40.000 điểm

Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục, Dow Jones lần đầu chạm mốc 40.000 điểm

(VNF) - Trong phiên giao dịch mới nhất ngày 16/5 tại thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đã lần đầu chạm mốc 40.000 điểm.

Austwood Quảng Trị cam kết lo đủ vốn làm Nhà máy viên gỗ nén 465 tỷ đồng

Austwood Quảng Trị cam kết lo đủ vốn làm Nhà máy viên gỗ nén 465 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Austwood Quảng Trị - nhà đầu tư đang làm thủ tục đầu tư dự án Nhà máy sản xuất viên gỗ nén năng lượng Austwood Quảng Trị với diện tích sử dụng đất hơn 10ha thuộc địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 465 tỷ đồng.

TP. HCM đấu giá gần 5.000 căn hộ tái định cư bỏ trống

TP. HCM đấu giá gần 5.000 căn hộ tái định cư bỏ trống

(VNF) - Ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, trên địa bàn TP đang có hơn 11.000 căn hộ, nền đất tái định cư đang bỏ trống, không có người ở. Trong đó có gần 9.000 căn hộ và hơn 2.000 nền đất.

Lộ diện tổ chức thế chân Tân Hoàng Minh 'hồi sinh' loạt dự án 'đất vàng'

Lộ diện tổ chức thế chân Tân Hoàng Minh 'hồi sinh' loạt dự án 'đất vàng'

(VNF) - Ramond Holdings vừa xuất hiện trên thị trường với tư cách nhà phát triển bất động sản với các dự án liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đáng chú ý, 3 cổ đông lớn của công ty gồm bà Phạm Thị Lan Phương và 2 người con của ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

BĐS Midland muốn đầu tư khu dân cư gần 1.400 tỷ tại Lạng Sơn

BĐS Midland muốn đầu tư khu dân cư gần 1.400 tỷ tại Lạng Sơn

(VNF) - Sau khi Lạng Sơn mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư Hồ Sơn 3 tại huyện Hữu Lũng, Công ty cổ phần Dịch vụ và đầu tư bất động sản Midland đã đăng ký làm dự án.

DN thua lỗ nhưng cổ phiếu tăng sốc: Đầu cơ đổ tiền vào AAV, ai hưởng lợi?

DN thua lỗ nhưng cổ phiếu tăng sốc: Đầu cơ đổ tiền vào AAV, ai hưởng lợi?

(VNF) - Sau nhiều phiên “làm mưa làm gió”, cổ phiếu AAV đã kết thúc xu hướng tăng bằng 3 phiên nằm sàn. Đáng nói, đà tăng phi mã của mã này trong thời gian ngắn giúp 2 thành viên chủ chốt của doanh nghiệp có thêm hàng trăm tỷ đồng.

Giới trẻ cần biết 4 kỹ năng này, nếu không muốn bị “tổn thương” tài chính

Giới trẻ cần biết 4 kỹ năng này, nếu không muốn bị “tổn thương” tài chính

(VNF) - Các bạn trẻ đang đối mặt với áp lực về việc đảm bảo cuộc sống độc lập, chuẩn bị cho tương lai và xây dựng sự nghiệp thành công. Chình vì vậy, việc hiểu biết về tài chính cá nhân giúp họ tự chủ và tự tin hơn trong việc quản lý tiền bạc.

Xây dựng Chính phủ số: Mấu chốt là 'mở khóa' liên thông dữ liệu

Xây dựng Chính phủ số: Mấu chốt là 'mở khóa' liên thông dữ liệu

(VNF) - Thừa nhận vấn đề liên thông dữ liệu số trong thời gian qua đã có bước chuyển khá mạnh về mặt nhận thức nhưng nếu dữ liệu số không được liên thông, kết nối và chia sẻ, đồng nghĩa với việc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, Chính phủ điện tử cũng sẽ không thể đến đích.

Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

(VNF) - Tổng giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, bởi từ năm 2012 đến nay, doanh nghiệp không được sản xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu, nên không hưởng lợi từ việc vàng tăng giá mà còn bị mang tiếng trục lợi.

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

(VNF) - Ngày 16/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét việc thi hành kỷ luật ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.